Page 174 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 174

4 giờ rưỡi, mít tinh giải tán, mình ra về trong đám quần chúng, nhưng không nhặt được
               một dư luận nào thêm. Nhọc mệt. Bực bội. Một vài ấn tượng xấu trong cuộc mít tinh vẫn ám

               ảnh trong đầu mình.

                     (Nhật ký quyển 447)


                    Có thể hình dung là Liệu phải để rất nhiều thời gian ghi lại những diễn biến trên của

               cuộc đấu tố thí điểm. Ông ghi trong một ngày ư? Kể cũng khó, vì đâu có rỗi thế. Nhưng cái
               chính là ý thức ghi chép của ông. Liệu, hẳn nghĩ tới tư cách chứng kiến một vận động sơ

               khởi nhưng sẽ thành phong trào, sẽ ghi vào lịch sử, đã ghi lại toàn bộ. Ngoài các sự kiện,
               hành động bên ngoài, ông còn phản ánh cả tâm trạng, nhận xét - nhiều khi mâu thuẫn nhau -

               của mình. Rõ ràng là trong các dự cảm đã có sự lo ngại thói tham lam, tăm tối của đám đông,

               ở đây là những người nông dân.


                    Những hoạt động thí điểm cho cuộc cải cách ruộng đất sau đó càng làm những “hoạt
               động ghi chép” của “chứng nhân” Trần Huy Liệu khẩn trương, và tốn nhiều thời gian hơn.

               Nhật ký ngày 22-5-1953 ghi về cuộc đấu tố địa chủ Cát Hanh Long tức Nguyễn Thị Năm,

               cũng ở hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ.


                     Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên

               là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa
               che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp

               hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người

               sang hai bên…


                     Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là   ra lệnh cho

               quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai
               con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và

               đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch

               đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần
               chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm,
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179