Page 171 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 171

Nếu mình hôm ấy chỉ là một người xa lạ đến dự thì sẽ không biết B. có phải là địa chủ

               cường hào   gian ác không và vì sao phải đem ra đấu tố? Khuyết điểm là chủ tịch đoàn, trước
               khi đem tố, không giới thiệu tóm tắt những   tội trạng của y rồi mọi người đem bằng cớ ra để

               chứng thực. Những phần tử cốt cán đem ra tố, đã bị bồi dưỡng theo một kiểu cách sai lệch

               đến lố bịch. Đại đế anh nào chạy ra cũng đầu tiên vỗ ngực bằng một câu hỏi: “Mày có biết tao
               là ai không?” và “Mày đã dựa vào thế lực nào?”,   “Đéo mẹ tiên sư mày, không nhận tao đánh

               bỏ mẹ bây giờ”… bằng những   cử chỉ hùng hổ và quát tháo om sòm, lại không có lý lẽ gì cũng

               như không đem được ra chứng cứ. Ngu ngốc đến nỗi khi nhắc đến    những    việc làm thời
               Pháp thuộc của   B, rồi hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, là có ý chỉ vào thế lực đế quốc cái

               đó đã đành. Tới khi hỏi những   việc làm của B. bằng danh nghĩa chính quyền của ta, cũng cứ
               gạn hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”. Và nếu quên hỏi câu này thì lại có người nhắc hỏi. Đã

               thế, không cho “phạm nhân” được trả lời, vì trả lời tức là “ngoan cố    ”. Những tiếng quát

               tháo: “Mày còn chối tao đánh bỏ mẹ bây giờ” và những   tiếng hò hét của công chúng ở ngoài:
               “Không cho nó nói”,   “Không cho nó phân trần” chỉ tỏ ra những   hèn kém, yếu ớt không tin

               được vào lý lẽ của mình. Sau khi chủ tịch đoàn đọc bản cáo trạng, mình phải lấy làm ngạc
               nhiên là cuộc tố đã không nêu ra được tội trạng của B. Chẳng   những   thế, người ta bắt tội

               nhân phải quỳ trên sàn gỗ tính ra từ 11 giờ đến 4 giở rưỡi chiều. Mỗi khi tội nhân run rẩy gục

               xuống thì   những   tiếng thét từ xung quanh lại vang lên: “Quỳ cao lên!”. Anh du kích đứng
               sau lưng thỉnh thoảng lại dọi một báng súng mỗi khi thấy phạm nhân quỳ thấp xuống, nghĩa

               là đặt đít vào hai gót chân. Có lúc chủ tịch đoàn ra lệnh cho B. được ngồi xuống một tí thì

               người tố và quần chúng lại bắt quỳ cao lên. Ngoài hình phạt bắt quỳ thường xuyên, người ta
               đã đánh đập tội nhân rất tàn nhẫn. Mỗi người ra tố, theo thói quen và bắt chước lẫn nhau,

               đều nắm tóc tội nhân để giật hỏi. Sau mấy câu hỏi không đi đến đâu, người tố thấy mình trơ

               trẽn nên phải kết thúc bằng một cái tát để xuống đài. Có người đã thoi vào mang tai tội nhân.
               Có người đã đá phốc lên bụng. Trong khi ấy, chủ tịch đoàn hay một vài người ở ngoài chỉ

               khuyên bằng một câu nhè nhẹ “Không cần đánh nó!    ” hay “Đánh nó thêm bẩn tay!”. Trước

               mắt mình đã có một ấn tượng rất xấu: một anh, cứ cách năm, mười phút lại lên nắm tóc tội
               nhân hay xen vào cuộc đấu tố của người khác để hỏi một vài câu trống rỗng, rồi theo đó một

               cái tát. Mình không thể thấy được ở y một căm thù giai cấp mà chỉ thấy ở y một hèn nhát của

               một kẻ đánh hôi trong trận đòn hội chợ. Mình còn thấy ở y, cũng như một số khác trong khi
               đánh đập tội nhân còn có ý biểu dương tinh thần trước mặt cán bộ. Cũng hôm nay, mình còn
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176