Page 172 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 172
thấy hai đứa trẻ con trong đám quần chúng cốt cán cũng luôn chạy ra bắt địa chủ phải quỳ
cao và túm tóc đánh tát theo kiểu này. Họ hiểu lầm hai chữ “đấu lực” bằng cách dùng nhục
hình vô nhân đạo. Họ không biết sức mạnh của giai cấp không phải đánh hôi một cách hèn
nhát, có tính chất báo thù cá nhân. Hiện tượng xấu xa này còn do ở những cán bộ của chúng
ta, trong khi huấn luyện trong lớp cũng như nói ngoài quần chúng, là: “Kỷ luật thì cấm đánh
ẩu, giết ẩu, nhưng nếu nông dân người ta căm thù quá độ mà đánh tát một vài cái thì cũng
không sao”. Câu nói này đã trở nên như một châm ngôn. Nó gợi bảo quần chúng là có thể
đánh một vài cái được, miễn là đừng đánh chết. Rồi đó, những kẻ lưu manh đã thừa cơ
đánh để trả thù hay đánh để chơi, đánh cho thích. Mình thật không muốn thấy nhục hình khôn
nạn còn diễn ra dưới chính quyền dân chủ nhân dân này!
Hôm ấy, còn diễn ra một cảnh tượng nữa là người trong gia đình tên B. cũng được áp
giải ra hội trường. Trong đó có một bà cụ già khọm, mẹ của B, và một đứa trẻ độ 3, 4 tháng
nằm trên bàn tay vợ của B. Chủ tịch đoàn gọi vợ B. lên khuyên chồng thú nhận tội lỗi. Cảnh
này chỉ gây cho công chúng rủ lòng thương những kẻ mặc dầu đã sống vào bóc lột và áp bức
đương bị trả thù!
Sau trận đấu, chủ tịch đọc bản cáo trạng và cho phép B. được ngồi nghe. Đến lượt cho
nói, B. phân trần là trước kia làm tổng lý thì sự áp bức bóc lột nông dân là điều không tránh
khỏi. Nhưng sau khi giác ngộ thì B. đã thấy rõ cuộc cách mạng của ta là đánh đổ phong kiến
và đế quốc, làm cách mạng ruộng đất. Trên con đường tiến của Liên Xô vĩ đại, B. không dại gì
đi vào con đường chết. Từ sau Cách mạng tháng Tám, B. đã tích cực phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân. Nếu có những việc lặt vặt xảy ra, thì nó chỉ là bột phát, không chủ ý. Nếu nhân
dân giết y thì y chịu, chớ y không chịu nhận là phản cách mạng, mưu bắt cán bộ. B. nói có
thực không, đó là một chuyện. Điều đáng ghi ở đây là cuộc đấu hôm nay đã không đạt được
mục đích yêu cầu và không làm cho B. khuất phục. Tuy vậy B. vẫn phải ký vào bản cáo trạng
kể trên.
***
Đến lượt Phùng Thái Ký, một Hoa kiều địa chủ kiêm công thương nghiệp. Từ sáng,
Phùng vẫn ngồi dưới tấm biển đề “địa chủ ngoan cố”. Thực ra Phùng không phải mục tiêu