Page 177 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 177

Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu

               không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi
               đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa

               chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ trách thì được biết là

               trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo
               là đọc được.

                    … Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc

               lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
                    Tiếp nhật ký:

                     31-5-1953
                     Sáng sớm, mình xuống xã Dân Chủ cùng hai người trong tổ kiểm tra để kiểm tra việc

               thoái tô, thoái tiền công và chia quả thực. Nằm ở nhà một bần nông, sáng và chiều vùi đầu

               vào trong đám giấy tờ của đội công tác để tìm ra vấn đề. Một điều nhận thấy là giấy tờ lộn
               xộn quá, vì kém văn hóa và thiếu khoa học. Thiếu đến cả   những   hình thức thông thường.

               Nhiều tài liệu phải vừa đọc vừa hỏi mới biết rõ sự việc. Trong khoản nông dân bắt địa chủ và
               phú nông bồi thường có cả khoản trâu bò phá hoại hoa màu từ mấy năm trước. Đến cả bần,

               cô nông với trung nông cũng thanh toán cả món nợ từ năm nảo năm nào. Có anh cố nông

               năm nay 39 tuổi khai bị một địa chủ quỵt công ở 25 năm, sau đem bình nghị phải giảm xuống
               15 năm. Sau cùng là 9 năm. Có người đòi công ở 2 năm tới 86 nồi thóc (mỗi nồi 22 cân) trong

               khi công ở mỗi người nhiều nhất trong một năm chỉ có 20 nồi. Hơn nữa có anh bần nông bắt

               đến địa chủ bắn chết một con lợn 15 cân từ năm 1935 là 8 nồi thóc. Nếu tính theo giá hiện
               thời: 300 đồng bạc ngân hàng một cân thóc thì con lợn 15 cân ấy (kể cả lòng lẫn cứt), giá bồi

               thường mỗi cân tới 3.520 đồng, trong khi thời giá chỉ có 2.700 đồng. Ấy là chưa kể con lợn hồi

               ấy, địa chủ, người bắn chết, có ăn thịt không hay con lợn vẫn về nhà có lợn. Đại để    những
               việc như thế đã nói rõ sự lạm quyền thế mới lên và sự tham lam trắng trợn của một số bần, cố

               nông chưa được giáo dục.

                     Buổi tối, mình dự một tổ nông hội bàn về mấy nguyên tắc chia ruộng công. Trong gian
               nhà bức, nóng, người đến dự vừa đau mắt, vừa buồn ngủ, mỏi mệt, uể oải sau một ngày làm

               việc dưới nắng hè để sáng mai lại phải dậy sớm đi làm. Trong khi ấy, chủ tọa buổi họp là một

               cố nông không biết điều khiển gọn ghẽ, cứ hỏi đi hỏi lại, bắt mọi người đều phải phát biểu ý
               kiến. Có nhiều vấn đề trở đi trở lại mãi. Thêm vào đấy, mấy phần tử cốt cán cứ nói theo giọng
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182