Page 180 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 180
Cha muốn biết ngay những biên thiên trong gia đình, nhưng không muốn hỏi và thấy
ngại ngùng khi hỏi đến. Vì biết nó sẽ không hay gì. Ở đây đội công tác phát động quần chúng
chưa về làm việc. Nhưng nhà ta, cũng như các địa chủ khác trong làng, đã bị cấm không được
tự do đi lại. Sự thực, mẹ con có phải là địa chủ chính thức đâu. Vì ruộng là của chung gia đình
mà cậu Bích, cậu Khôi đều đi công tác vắng nhà, nên việc cai quản gia đình rơi vào tay mẹ
con…
Gia đình ta hiện nay như ở trên một hòn cô đảo, cách xa với đất liền rộng lớn là đại
chúng nhân dân. Những người thân thuộc trước kia đều không dám bén mảng tới, vì sợ mang
tiếng xấu câu kết với địa chủ… Ngay đến cả việc cha về cũng ngoài sự chờ đợi của mẹ con. Vì
mẹ con tưởng rằng cha sẽ không dám về thăm trong khi phong trào đương sôi nổi… Mẹ con
từ trước kháng chiến vẫn sống xa nông thôn. Từ khi lên đây đối với những người nông dân
xung quanh, mẹ con vẫn giữ được cảm tình. Không chiếm đoạt ruộng đất. Không cho vay lãi.
Không đánh đập chửi mắng ai. Không giựt công ai. Không mắc nợ máu với nông dân. Nói cho
đúng, mẹ con ở trong giai cấp bóc lột, cái giai cấp mà nông dân coi là thù địch, phải đánh đổ
nó cũng như tiêu diệt đế quốc Tuy vậy, cộng với những công tác phục vụ kháng chiến (nhà
có 3 người đi bộ đội và thường xuyên góp khá nhiều cho kháng chiến), nhà ta vẫn được liệt
vào hạng thân sĩ yêu nước và tiến bộ. Có chăng, chỉ phải thanh toán với nông dân một khi tính
ra rằng có nợ với nông dân thôi. Mà chắc rằng cũng không nhiều.
Khi viết những dòng này, trong một quyển vở riêng cho con trai út mới 26 tháng tuổi,
Liệu thấy hơi buồn cười: chính cha lúc này đương phụ trách kiểm tra trong đoàn chỉ đạo
công tác ruộng đất tại Việt Bắc. Ô ng không ngờ mình đang nhầm. Đám đông, nhất là đám
đông thuần phác, bị vô thức kiểm soát khi được phát động một chiều hướng nào, sẽ phát
tiết ra những năng lượng khổng lồ tăm tối hay tích cực tùy thuộc người khơi mào. Đến một
lúc “âm binh” trỗi dậy mạnh mẽ quá, chính người đốt lửa cũng thành bất lực, đứng xuôi tay
nhìn thực tế nghiệt ngã.
Ngày 7-5-1954, trận chiến ở Điện Biên Phủ kết thúc. Cả thế giới thán phục chiến thắng
của bộ đội Việt Nam. Dân tộc tự hào. Ý nghĩa của sự kiện là quá lớn, nhất là trong mắt con
người vừa làm chính trị, vừa bắt đầu nghiệp nghiên cứu lịch sử. Nức lòng với tư thế mới của