Page 185 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 185
đất nước. Và bản thân Liệu, giữa hai vai trò nhà cách mạng và nhà khoa học cũng còn “chân
ướt chân ráo” cơ mà.
Cơ man thứ để phải nghĩ, chọn lựa, rồi cách thức cho nó ra đời an toàn. Làm một đảng
viên, tuân thủ kỷ luật của tổ chức đã khó, nhưng làm người độc lập còn khó hơn.
Chẳng hạn, Liệu đã phải lao tâm bao nhiêu với mấy người ông lấy về cơ quan. Phải nói
đó là mấy “số phận” mới đúng. Người đầu tiên là Nguyễn Khắc Đạm, con nhà yêu nước
Nguyễn Khắc Nhu. Đạm đã đỗ tú tài, đang ở trong bộ đội, có anh là Nguyễn Khắc Trạch
không theo cách mạng mà đi Pháp. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu trong chỉnh huấn, Đạm không
kiểm điểm rằng đã có lần Phòng Nhì Pháp chủ động liên hệ với mình. Muốn có Đạm, Liệu
sang bên Quốc phòng đặt vấn đề với Võ Nguyên Giáp, rằng anh ta thật thà khai nhận, và có
bắt tay với bên kia đâu. Đạm đang bị giữ thì được “khều” ra, chuyển sang làm ở phòng tư
liệu Viện Sử đến khi về hưu.
Người thứ hai là Nguyễn Ngọc Tỉnh, một nhà nho uyên thâm ở Nam Định. Trên mảnh
đất đầy đình đền chùa, Tỉnh đem “chuyện” cách mạng phổ vào các bài văn cúng Thánh. Hồi
cải cách ruộng đất Tỉnh bị nghi Quốc dân đáng lẽ ra bị bắn nhưng thế nào lại thôi, sống
vương vất đói khát cho đến khi Liệu kéo lên cơ quan, giữ chân dịch Hán văn.
Nhọc nhằn nhất là trường hợp Nguyễn Đổng Chi, một tay thô ng tuệ trong khu Bốn.
Đầu năm 1954, ban Sử - Địa - Văn ở Tân Trào lấy về khi Chi đang cải tạo ở Hà Tĩnh. Huyện
ủy Can Lộc tư công văn “tên Nguyễn Đổng Chi là địa chủ cải tạo chưa xong, không thể vào
được cơ quan Trung ương”, đề nghị giả về… Sau khi xin ý kiến Phạm Văn Đồng, Liệu phúc
đáp lại rằng Nguyễn Đổng Chi đang có công trình về cổ văn học sử, ban giữ lại cải tạo tiếp.
Rồi về Hà Nội, thế là thoát!
Ngoài Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Toại (vốn là một
ông phán)…, có những người Liệu rất thương nhưng chẳng làm gì để giúp được. Đoàn Xuân
Kiểu tức Hoàng Công Khanh, ngoài Hải Ninh có “tí toáy” “định” cướp một đồn binh, Pháp bắt
được đưa lên Sơn La. Chẳng phải tù cộng sản, Kiểu nằm chung buồng giam với Tô Hiệu, vì