Page 190 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 190

C ^ I I Í / Ĩ I   ỉìê ỉìdntị íịiíio  rù  rái'  sứ  thun  lièu  hièu... 191

           Sự thành  tựu của sứ vụ, thi ỏng tự phê bình trong Đề từ:
       “Ta vừa qua Nam Quan, liền gặp quan Tuần kiểm họ Tra đưa
       thơ thách họa. Dọc đường gặp các quan liêu, bậc cả, sĩ phu đặt
       những câu  hỏi hóc búa, họ bắt bẻ tranh  luận  như là kẻ địch.
        Lại có sứ Triều Tiên, quan  Khâm sai bạn  tống đều là những
       bậc văn  hào.  Họ  đã  không coi  mình  là người  nước ngoài  mà
       khinh,  đã  tiếp  chuyện  nhiều  lần.  Tôi  may  nhờ  hồng  phúc,
       dùng văn tự nói chuyện, may khỏi bị khinh khi, mà còn đưỢc
        tán khen. Các sách Quần thư kháo biện và Thánh mô hiền phạm
       lục là những sách tôi soạn trước 30 tuổi, được các người thích
       và giữ như của quý. Vậy mới biết lòng người không khác nhau.
        Lấy lòng thành thật chính trực đãi nhau, lấy vàn tự làm quen
       nhau thì người bốn bể đều là anh em cả... Vả chăng nếu mình
       rụt rè, tự coi mình là người nơi xa vắng, ít giao tiếp, ít nói năng
       thì bị người ta khinh bạc, mà dùng tiếng Di Ngôn, Di Sứ (lời
       mọi, sứ mọi) mà chỉ chúng ta”.
           Chính vấn đề các viên chức Thanh ở biên giới vẫn luôn
       luôn dùng tiếng DI (mọi) để trỏ người mình, kể cả sứ thần,
       là một điều mỗi lúc sứ ta sang, đều phải tranh biện phản đối
       và đòi  cải cách.  Khi đi về đến Quế Lâm, sứ bộ gửi tờ trình
       cho  viên  Tuần  phủ  Quảng  Tây  xin  cho  các  viên  chức  sắp
       gặp sứ bộ, thôi dùng chữ DI. Đại ý tờ trình như sau; Trong
       các  công  văn  và  khi  tiếp  đón  sứ thần  mọi  nơi  đều  gọi  hai
       tiếng An Nam. “Thế mà ngày chúng tôi đến cửa Quan, quan
       đạo Tả Giang tới mở khóa, sứ thần vào lạy Long Đình, thì lễ
       sinh  xướng  lễ  chỉ  hô:  Di  quan,  Di  mục,  trỏ  rõ  sự nghiêm
       ngặt, làm chúng tôi hổ thẹn rất sâu. Đến khi tới Nam Ninh,
       yết quan Đạo Đài, đến  Ngô Châu yết quan  Hiệp, giữa đám
       đông người mà vẫn  dùng chữ DI”.  Sứ thần  xin  theo  lệ đời
       Ung  Chính  thứ 9  (1731)  giới  thiệu  các  sứ  thần  bằng  chức
       danh.  Viên  Bố  chánh  biện  luận  một  cách  khôn  khéo  rồi
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195