Page 193 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 193

194  T ú   Ẵíìch   VũU  ì^dtn  - tỉắl  mrớí',  con  n^ỉCỜị

            Tờ  khải  này  có  lẽ  viết  ngày  13  tháng  Chạp  năm  Tân
        Mão  1761. Sứ bộ tưởng trước Tết sẽ về đến nhà, nhưng phải
        đợi gần  một  tháng ở Thái  Bình, quan  Thanh  mới chịu  mở
        cửa  Quan.  Tiếc  rằng  bản  Bắc  sứ thông lục  đả  bị  mất  phần
        cuối, cho nên ta không còn biết hành trình từ Thái Bình về
        và  có  quả  thật  bọn  biên  lại  Trung  Quốc  có  bỏ  tiếng  DI
        chăng.  Tuy vậy phần  còn  lại  cho  ta  biết  nhiều  câu  chuyện
        giữa Lê Quý Đôn với các nhân vật nước Thanh khi phải đợi
        lâu  và ăn  Tết  ở Thái  Bình.  Sau  đây sẽ kể  một  vài  chuyện.
        Chuyện khám thuyền - khi thuyền về đến Quế Lâm, theo lệ,
        quan Thanh xuống khám thuyền để tịch thu các vật và sách
        cấm. Đồ cấm có vũ  khí  và diêm  tiêu  dùng  làm  thuốc súng.
        Các cống sứ phải làm tờ cam kết, trong đó có nói:
            “Năm  Càn  Long  thứ  25,  chúng  tôi  vâng  mệnh  Quốc
        vương  mang  tuế cống và tờ biểu  và  nghi  vật  tới  dâng.  May
        được Thánh ân ban cho quốc vương vải vóc, trong đó có thứ
        đoạn hoa Đại Mãng, Thổ Qua. Còn như diêm tiêu, quân khí
        và tất cả những món hàng cấm thì không hề mang về. Đó là
        điều chúng tôi  cam  kết  là  thật”.  Tất  cả sứ bộ  phải  khai các
        sách đã mua, rồi phải gánh các hòm sách lên trạm Ân Đình.
        Quan  Thanh  giữ lại  một  số,  rồi  bảo  khai  giá  tiền  mua  để
        đưỢc bồi  thường.  Trong số sách  bị  thu có bộ  UYÊN GIAM
        LOẠI  HÀM là một thứ tự vựng bách  khoa về văn  học gồm
        450  quyển,  vua  Khang  Hi  sai  soạn.  Lê Quý  Đôn  phải  làm
        dơn  xin  trả  lại, viện  lẽ  rằng  trong  sứ vụ  Phạm  Khiêm  ích
        (1724)  vua  Ung  Chính  đã  ban  bộ  sách  ấy  cho  vua  mình.
        Quan  Thanh  bằng  lòng,  nhưng giữ lại  23  bộ  sách  khác  trị
        giá chỉ hơn 4 lạng bạc. Đó là những sách có tính cách chính
        trị, kinh  tế, bói toán, địa lí, y khoa, thần  tiên. Của riêng Lê
        Quý Đôn, có  5  sách  bị  thâu:  Phong  Thần Diễn  Nghĩa,  Nam
        Du  Bắc Du,  Uyên Hải  Tứ Bình,  Tử  Vi Đẩu số  và Mai Hoa
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198