Page 194 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 194
........................... (^tian ỈÌC Ỉnỉiìĩị ^iao rtĩ cúc sir tìutíì tiêu Ịìiiĩu... 1 95
Dịch SỐ. Qua những lên sách này ta có thể đoán rằng ông tin
bói toán và thích tiểu thuyết phong thần.
Chuyện bút đàm với học giả Trung Quốc - ngoài những
nhịp dọc đường, Lê Quý Đôn tiếp chuyện với nhừng quan
địa phương, tặng thơ đáp câu đối, hoặc đàm đạo thường
xuyên, Bắc sii thông lục còn giữ được lời ghi những buổi bút
đàm với một Nho gia và sử gia có học uyên thâm, là CHU
BỘI LIÊN bấy giờ được phái đến Quảng Tây chấm Hương
thi. Y chừng y đang khảo cứu về địa dư vùng Nam qua lịch
đại; cho nên y hỏi Lê Quý Đôn về sự biến cải địa danh ở
nước ta từ đời Tần Hán đến đời Minh, ông trả lời rất đầy
đủ, ghi đến hơn 2000 chữ. Đọc qua, ngày nay chúng ta thấy
ông đã thuộc những phần địa chí trong các sử thư Trung
Quốc. Không những ông đã dẫn chứng lấy trong Nin Thập
Tứ Sừ, mà còn dẩn những ngoại thư như Giao Quàng Xuân
Thư của họ Vương và Nhĩ Thu của Trương Tân. Không
những ông bàn dịa dư Giao Chỉ mà còn so sánh với sử địa
Triều Tiên. Trái với nhiều học giả nước ta đời xưa, ông đã
để ấn tượng là người uyên bác về quốc sử khi mới hơn 30
tuổi. Ông lại đưa hai quyển sách đã soạn, Thánh mô hiền
phạm lục và Quần thư khảo biện cho Chu xem và xin đề tựa.
Chu đã thấy rằng ông có chí, học rộng, cảm thấy nước ta có
vãn học, và “tiếc rằng Quế Đường (hiệu ông) sinh ở Nam
Phiên, không thể ở lâu lại Trung Châu. Nếu được ở Trung
Chầu vài năm, cùng thầy có tiếng đạo đức văn chương giảng
giải và nghiên cứu để tìm tình tứ Chu Công, Khổng Tử, thì
ta không thể lường được ông sẽ tiến đến đâu” (Xem tựa sách
Thánh mô hiền phạm lục). Qua câu phê bình đạo mạo của một
văn gia đứng tuổi ở Trung Châu đối với một dân phiên thổ,
tuy đậu bảng nhãn, nhưng trẻ vào bậc học trò mình, ta cảm
thấy sự ngạc nhiên và kính nể của người cao sĩ Trung Quốc