Page 189 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 189
190 7 li sác lì ĩ^ict ì^a m - (lấl nước, con tnịười..
phong tục nghe thấy, viết thành sách đề là Sử Bắc ký sự. Khi
ta chưa đậu, ông từng đưa cho ta xem và bảo: “Đây là sách ta
lược biên để có thể mang theo trong túi áo. Cậu ngày sau
chắc sẽ được chọn đi sứ. Cậu nên sẽ tiếp tục chép nhiều
thêm đê cho được nhiều sự trạng và lời văn vẻ hơn”.
Theo các chuyện trên, nhiều người đoán trước rằng ông sẽ
phụng sứ. Năm 1758, ông đưỢc triều đình đề cừ trong số sáu
người đưa chúa Trịnh Doanh lựa chọn. Trong bài Đề từ, ông
kể rằng: “Chúa thật không muốn ta đi xa. Mùa thu năm Kỷ
Mão (1759) Chúa báo cổn Quận công rằng muốn lưu ta ở lại để
hầu chính sự; rồi hỏi ý ta. Ta quỳ tâu: “Cám ơn Thánh thượng
muốn tài bồi cho. Tôi, trên luyến vua, dưới nhớ cha, há lại
không muốn xin ở lại. Nhưng tôi nghĩ rằng từ xưa làm quan, ắt
nên lịch duyệt cho đủ. Ba năm đi về cũng không phải là lâu.
Vậy xin vẫn được đi sang xem chính trị của Thượng quốc ra
sao, nhân vật họ ra sao?” Chúa bằng lòng”.
Vì còn ít tuổi, chức tước chưa cao, cho nên ông chỉ đưỢc
sung phó sứ số một, nhưng kỳ thật thì trong các cuộc ứng
đối, ông đứng hàng đầu. Trong phần nhỏ sách ký sự của ông
còn lại, ta cũng thấy người Trung Quốc để ý đến ông hơn
chánh sứ nhiều. Lời ông viết nối trong Đề từ: “Từ trước đến
nay, văn thần được tuyển đi sứ là trên dưới 50 tuổi. Mà tôi
vâng mệnh đi lần này, tuổi mới hơn 30, bề ngoài còn hăng
hái sỗ sàng. Tự vui thích chơi bời bay nhảy, cảm tình với
xưa, tò mò với nay. Đến đâu cũng đề vịnh (xướng họa với
chánh sứ đến vài trăm bài). Đến những chỗ công sảnh, nhà
quan, hễ thấy đối liễn, thơ đề trên quạt, ta đều nhẩm ghi để
khi về thuyền sao lại. Ta lại được các bậc cao sĩ phu Trung
Châu đem thi từ thân lặng. Cho nên trong lúc này có ghi
nhiều vãn từ thấy ờ các công thự, ở phong cảnh núi sông,
những lời hỏi đáp với các quan liêu”.