Page 188 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 188

/ỉt’ h íiỊ Ị ịị  iịiao  rù  CÍÍC  sứ thần  tiiUi  Ịyicu... 189

       thân  Tiến  sĩ.  Tuy  vậy,  ông  cũng  không  đậu  đại  khoa  sớm
       như  hai  thần  đồng  đời  Trần:  Nguyền  Hiền  (13  tuổi)  và
       Nguyền Trung Ngạn (16 tuổi). Nhờ vậy, ông đã có thời giờ
       đọc  và  viết  sách  nhiều  trước  lúc  ra  làm  quan.  Khoa  Nhâm
       Dần  1752 chỉ có 6 tên trên bảng; ông đứng đầu với bậc Bảng
       nhãn  (nảm  bậc  là:  Trạng  nguyên,  Bảng  nhãn,  Thám  hoa,
       Hoàng giáp và Tiến sĩ). Tuy bực rất cao, nhưng ai cùng cầm
       chắc  ông  đáng  bậc  Trạng  nguyên,  nhưng  trong  bài  thi  có
       câu  hỏi  một  chuyện  chính  trị  đời  Đường  Thái  Tông  mà
       Đườĩig thư không chép  và chỉ  có ghi  trong sách  Trinh Quan
       Chính  Yếu.  Riêng  ông,  ông  rất  liếc  vì  tủ  sách  nhà  vốn  có
       sách ấy nhưng có người mượn mất.
           Chuyện ông được đi sứ, thì cũng lẽ tất nhiên. Trong bài
       Đề từ sách Bắc sứ thông lục, ông kể chuyện ràng: “Khi ta mới
       tám chín  tuổi, học sách  Luận ngữ (Khổng Tử) với cha, đến
       câu  “Làm  việc  biết  điều  đáng  thẹn,  đi  sứ bốn  phương  mà
       không làm nhục mệnh Vua, như thế có thể gọi là kẻ Sĩ” cha
       tôi  hỏi:  “Mày  có  thể  làm  như vậy  không?”  Tôi  đáp:  “Chi
       biết  thẹn  là khó mà thôi. Còn  đi sứ làm  vẻ vang Nước nhà,
       làm  trọng mệnh  Vua,  thì  có khó gì?” Cha  tôi cười  mà bảo;
       “Thằng bé này có hào khí!” và dạy rằng; “Ý khí thì cố nhiên
       nên hào, nhưng không nên quá. Nên không nhún, không rời
       phẩm cách, nhưng phải nhã nhặn, nhẹ nhàng, đừng để lộ ra
       một chút thô suất” Tôi thưa: “Vâng”.

           Trong tựa sách trên, tựa viết năm  1763, ông lại kể rằng:
           “ớ  nước Nam  ta,  tiền  bối  đi sứ có để lại  nhiều  tập  thơ
       nhưng chưa  ai  kể  lại  các  sự việc.  Năm  Vĩnh  Hựu  Đinh  Tị
       (1737),  Tổn  Trai  tiên  sinh  họ  Lê  (Lê  Hữu  Kiều,  người
       huyện  Đường  Hào,  đậu  Tiến  sĩ  khoa  1715)  được sung  phó
       sứ đi  mừng  vua  Càn  Long  lên  ngôi,  có  chép  việc  sử,  nhật
       trình,  đường  đi,  thơ  văn  thù  ứng,  vấn  đáp  và  các  sự tích,
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193