Page 186 - Quan Hệ Bang Giao Và Những Sứ Thần Tiêu Biểu
P. 186
C}uaii ln' Ịytiiiĩị ịỊÌuo (VÌ các sứ thần íicií hièti... 187
phó sứ (phó sứ số 1) Lê Quý Đôn 33 tuổi, người hu vện Diên
Hà xứ Hải Dương, đậu bảng nhãn khoa 1752; và ất phó sứ
(phó sứ số 2) là Trịnh Xuân Chú 55 tuổi, người huyện Đông
Ngạn xứ Kinh Bắc, đậu tiến sĩ khoa 1748. Công chức phụ tá
gọi là hành nhân, có 9 người, 3 thông sự (phiên dịch), 2
trung thư (thư ký), 2 y viện (y sĩ) và 2 người thường vụ. Các
sứ lại được chọn một số tùy nhân để giúp việc riêng, số là 11
người; và có thể đem theo một người bà con thân cận gọi là
môn tử. Lần này với 2 môn tử, sứ bộ gồm tất cả 25 người.
Ngày 28 tháng Giêng năm Canh Thìn 1760, sứ bộ qua
sông Nhị, đi đường bộ tiến lên Lạng Sơn, rồi tới Ninh Minh là
bến đò đầu tỉnh Quảng Tây. Từ đó xuống thuyền, định theo
đường sông đến Bắc Kinh, qua Nam Minh, Ngô Châu, Quế
Lâm; vượt các cống Linh Cừ nối sông Quế với sông Tương, rồi
xuôi dòng đến hồ Động Đình, xuôi sông Dương Tử đến Nam
Kinh; chuyển sang sông đào Vận Hà thẳng lên Bắc, vượt
Hoàng Hà rồi tới vùng Bắc Kinh. Đến đây đã mùa đông, sông
bị giá đóng, sứ bộ phải lên bộ. Ngày mồng 8 tháng 12 mới tới
Bắc Kinh. Sứ bộ lưu ngụ Bắc Kinh gần ba tháng, làm trọn các
nhiệm vụ sứ thần: hành các lễ Tiến Biểu (dâng tờ trình tuế
cống) và Cáo Ai (10-12), lễ Triều Kiến (chào vua Càn Long,
15-12), lễ Triều Hạ (mừng năm mới 1-1 năm Tân Tị 1761), lễ
Yết Văn Miếu (cốt để điều tra các lễ nghi và tự khí, 10-1).
Sứ bộ muốn xin về gấp để đón các sứ thần vua Càn
Long sai sang phong vương cho vua Cảnh Hưng. Nhưng
phải đợi đến ngày mồng 1 tháng 3 mới xuống thuyền về. Lại
bị những kẻ tiễn về, lợi dụng sự hộ tống Nam sứ để buôn
bán lậu muối dọc đường, cho nên ngày 24 tháng 12 mới về
đến Thái Bình gần bến đổ bộ để về nước. Lệ xưa, quá ngày
23 tháng chạp, thì các việc quan đều đình. Cho nên sứ bộ
phải lưu lại trong những ngày tết, và có lẽ phải dợi đến ngày