Page 75 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 75
mới rước tượng trỏ về xứ Kinh Bắc. Chuyện kể rằng: Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao
Châu (187 - 226), nhà sư Ấn Độ A Đà La tới trị sỏ của Sĩ Nhiếp ỏ Luy Lâu, được
một người mộ đạo mời về nhà mình ở. Cô con gái mang thai, sinh con gái, bế đi tim
để trả A Đà La. Su niệm chú cho một cây lớn tách đôi ra, đặt đứa bé vào giữa hai
mảnh cây khép lại. Bão giật đổ cây, nước lũ cuốn đến thành Luy Lâu. Sĩ Nhiếp cho
kéo cây lên bờ nhưng không được. Man Nương đến đẩy nhẹ, cây tự lăn lên bờ, Sĩ
Nhiếp sai lấy gỗ tạc 4 pho tượng Tứ Pháp. Gặp năm hạn hán, ông cho bày 4 pho
tượng ra làm lễ cầu đảo. Lễ xong, mưa to gió lớn, sấm chớp.
Thời Bắc thuộc trước sự o ép ngoại bang, thần linh bản địa cũng chịu chung số
phận với dân Việt. Đạo Phật đã như một cứu cánh, là chỗ dựa của cả Thần và
người để chuyên chô, thúc đẩy sự phát triển cho một ý thức và tâm hồn dân tộc
còn trong manh nha. Môi cảnh ấy đã cho phép thần linh nông nghiệp Việt được
Phật hóa. Người Việt đã có ý thức tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa
và văn hóa Phật giáo, đó là khả năng phân tích tổng hỢp, để một mà hóa thành
nhiều. Nhiều là biểu hiện của một. Một là chân như là bản thể là Phật Mẫu, nhiều
là biểu hiện cụ thể từng mặt, là hóa thân thích ứng trong từng hoàn cảnh..., là Tứ
Pháp. Thực ra không đơn giản chỉ như vậy, cùng với việc thờ Tứ Pháp còn nhiều
yếu tố của tín ngưỡng dân gian cổ truyền, khiến chúng ta phải đặt ra nhiều vấn đề:
- Một là: Về không gian thờ Tứ Pháp. Dựa trên những hiện vật và kiến trúc còn
lại, nếu xét dấu vết từ thế kỷ XVI về trước, thì hiện thấy chùa thờ Tứ Pháp chỉ tìm
thấy ở vùng Bắc Ninh cũ, nhu chùa Dâu ở Thuận Thành, chùa Ninh Hiệp ở Gia
Lâm, chùa Thái Lạc ở Hải hưng vào các thế kỷ sau việc thờ Tứ Pháp theo chiều
hướng phát triển của tín ngưỡng mà mỏ rộng hơn, như ỏ Hải Phòng, ỏ Vụ Bản -
Nam Định và phần nào Tứ Pháp đồng nhất với Tứ Phủ. Rộng ra, có thể tin được
chính Bà Đen ò Tây Ninh cũng là một dạng gần xa của Tứ Pháp. Vậy cho ta nghĩ
rằng: Tín ngưỡng Tứ Pháp là một hình thức thờ Mẫu được Phật giáo hóa ỏ giai đoạn
đầu thời kỳ khai phá châu thổ thấp của Bắc bộ, là một mốc trên bước đường phát
triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Tín ngưỡng này được định hình khi ân trí cha đủ
sức tiếp thu những ý nghĩa thuộc lĩnh vực hình nhi thượng học của Phật giáo và tinh
thần của các hệ triết học lớn khác.
- Hai là: Trong kho tàng huyền thoại về người Mẹ, sự tích về Man Nương được
tạm coi như sớm nhất. Lược bỏ cái vỏ đời thường th) Man Nương mang tư cách như
một mẫu khởi nguyên, từ Bà, mà các mẫu thuộc Tứ Pháp (mây, mua, sấm, chớp)
hạ thế để mang ân huệ cho đời. Rồi khi đạo Phật phát triển ỏ nước ta, Tứ Pháp
cũng trò thành những hóa thân của Đức Phật, để nhiều ngôi đền thờ các vị trỏ
thành chùa. Đó là một biểu hiện văn hóa Phật giáo mang đậm bản sắc Việt Nam
(chùa Dâu, chùa Đậu...), nó vượt ra ngoài giáo luật để biểu hiện các ước vọng
truyền đời của nông dân. Không những thế, Mầu còn nhập thân vào Phật đài, để
nhiều hình tượng Chu Phật, Bồ Tát mang dạng nữ nhân, trong đó nổi lên hơn cả là
77