Page 80 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 80

chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau
        đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng,
        bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước
        Việt.

             Thờ phụng

             Công  chúa  Thượng  Ngàn,  cũng  như  nhiều  vị  thần  thánh  khác,  được  nhiều
        người tôn thờ, và  được coi  là  hồn  thiêng  của sông  núi,  bao  nhiêu  đời  nay dẫn  dắt
        con cháu vững bước đi  lên.  Bà có mặt ỏ khắp nđi, theo bước chân của dân chúng,
        khi ở  miền  rừng  núi  rồi  xuống  miền  đồng  bằng.  Vì vậy,  ở  nhiều  ndi  người  dân  lập
        điện thờ,  thờ  phụng  bà.  Tuy  nhiên,  đại  bản  doanh  của  bà  vẫn  là  vùng  núi  non  và
        các cửa rừng.  Những người đi  rừng,  muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn  khỏi,
        thường đến cầu xin sự che chở,  phù trỢ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ
        gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hưdng, cầu xin để được bà chấp thuận.




        21.  PHONG TỤC THỜ MẪU th ư ợ n g t h iê n


             Mẫu Thượng Thiên:  Sáng tạo bầu trời và  làm chủ  quyền năng mây, mưa, sấm,
        chớp. Về  phưdng diện  vũ  trụ  quan ta có thể thấy quan  niệm về  Mẫu  nói chung và
        Mầu  Thiên  nói  riêng, trong  quan  niệm  của dân  gian  về  Tứ  Pháp:  Pháp vân,  Pháp
        Vũ,  Pháp Điện,  Pháp  Lôi,  đó  là 4 vị  nữ thần tạo  ra mây,  mưa,  sấm,  chớp vốn  liên
        quan  tới  Thần  Mưa  của  tín  ngưỡng  nông  nghiệp.  Thực  ra  những  huyền  thoại  và
        huyền  tích  của  Mẫu  Thượng  Thiên  đều  trực  tiếp  liên  quan  đến  Thánh  Mẫu,  Liễu
        Hạnh,  là  hóa thân của  Mẫu Thượng Thiên, vị thần chủ  cao  nhất và  được thờ cúng
        nhiểu nhất trong đạo Mẫu Việt Nam.

             Trong điện thần Tứ  Phủ,  Mẫu  Liễu  Hạnh  là vị thánh xuất hiện  khá  muộn, theo
        các nhà nghiên cứu về văn  hóa dân gian Việt Nam,  Mẫu  Liễu Hạnh xuất hiện sớm
        nhất  cũng  chỉ  vào  khoảng  thế  kỷ  XVI,  thời  Hậu  Lê,  nhưng  Bà  nhanh  chóng  trỏ
        thành vị Thần Chủ của Đạo Mẩu và được tôn vinh hdn tất cả các Thánh mẫu khác.

             Cũng theo quan  niệm  dân  gian,  Mẫu  Liễu  Hạnh  còn có thể  hóa thân vào Mẫu
        Thượng  Ngàn trông coi  miền  rừng  núi,  hay thành Địa Tiên thánh  Mầu  Mẹ  Đất,  cai
        quản  mọi đất đai và  đời  sống sinh vật.  Nếu  ai  có  dịp vào  Huế,  Ô  Huế Thánh  Mẫu
        Vân Cát, Mẫu Liễu Hạnh hoặc là đặt ngang hàng hoặc là đồng nhất với Thánh Mẫu
        Thiên YaNa nguyên gốc của đồng bào Chăm.
             Liễu  Hạnh  Công  chúa  là  một  trong  những  vị  thần  quan  trọng  nhất  của  tín

        ngưỡng Việt Nam.  Bà  còn được gọi  bằng  các tên:  Bà  Chúa  Liễu,  Liễu  Hạnh,  Mẫu
        Liễu  Hạnh  hoặc  ở  nhiểu  ndi  thuộc  vùng  Bắc  bộ  bà  được  gọi  ngắn  gọn  là  Thánh
        Mẩu.


        82
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85