Page 78 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 78
chủ yếu ỏ miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Bà được tạc thành hình một phụ nữ
đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang
phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mầu Liễu Hạnh và Mẩu Thoải
hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẩu Thượng Ngàn là một đặc
điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang
tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng Tam Phủ
hay Tứ Phủ.
Truyền thuyết
Bà là con gái của Sơn Tinh tức Tản Viên Sơn Thánh và công chúa Mị Nương
trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mị Nương, con gái vua
Hùng. Khi còn trẻ, Mẩu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ
đặt tên là La Bình.
Học tập
La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang
động đến miền Trung du đổi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh
cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia
súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa
nước... hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh, ông cũng thường cùng
các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn
được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điểu, vốn thông
minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi.
Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần
đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lẩn như thế, La Bình luôn tỏ ra
là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong
mọi công việc.
Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện
xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hỢp, ân cần với
mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá
đến hươu nai chim chóc...
Cai quản
Khi Tản Viên và Mị Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trỏ về trời
thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn,
thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các
miền núi non hang động, các miền Trung du đổi bãi trập trùng của nước Nam.
Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn
luôn luôn chăm chỉ, hằng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo
ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hỢp với nhau, dạy chúng đừng ăn những
80