Page 74 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 74

âm thịnh dương suy. Biểu hiện ở văn hóa nông nghiệp lúa nước, nên rất đề cao yếu
        tố yên tĩnh  hòa bình  rất coi trọng tình  nghĩa xóm  làng,  để  đoàn  kết,  tạo  sức  mạnh
        chống thiên tai  địch  họa,  làm thủy lợi.  Và trong  ứng xử bang giao thì hiếu  hòa  hơn
        hiếu thắng và biết “cúi đầu để giữ nước” cũng là âm tính.  Nhưng âm phải vận hành
        trong  sinh  sôi  phát triển,  vì thế “dĩ bất  biến  ứng  vạn  biến”,  “giặc  đến  nhà  đàn  bà
        cũng phải đánh”. Bỏi thế văn hóa Việt Nam, mọi trách nhiệm và vinh quang đểu qui
        về  người mẹ, “con dại cái  mang”, “con  hư tại  mẹ, cháu  hư tại  bà”,  sông cái,  đường
        cái,  trống  cái,  thúng  cái,  rồi  thì  mẹ  Quê  hương,  Mẹ  Tổ  quốc,  Mẹ  Việt  Nam  anh
        hùng...

            Từ  những  điều  mang  tính  triết  lý  văn  hóa trên  đây,  mà  ỏ  Việt  Nam  người  mẹ
        được tôn vinh, người mẹ có riêng một tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ  mẹ, gọi theo tiếng
        Hán là  Mẫu. Cũng  như chỉ có Việt Nam  mói có  riêng  một bảo tàng về  phụ  nữ Việt
        Nam.

            Từ  những dẫn giải trên đây có thể  kết luận;  cốt lõi của tín  ngưỡng thờ  Mẫu  ở
        Việt Nam  là tôn thờ  bốn đối tượng Cây,  Đất,  Nước, Trời,  những yếu tố cơ bản  sản
        sinh  ra của cải  vật chất,  hạt  gạo,  bát cơm,  tố  chất cơ  bản  bao  đời  nuôi  sống  con
        người  cư dân  nông  nghiệp  lúa  nước,  thành  các  bà  mẹ  văn  hóa,  gọi  chung  là  tín
        ngưỡng thờ Mẩu.

            Các Mảu trong xã hội phong kiến được tôn lên như những bà chúa. Mà chúa thì
        ở phủ, vì thế tín ngưỡng thờ  Mẫu với bốn đối tượng trên đây được gọi  là tín  ngưỡng
        Tứ Phủ  đó  là  Mẫu Sơn  Lâm gọi  Nhạc phủ,  Mẫu Địa là Địa phủ,  Mẩu Thủy là Thủy
        phủ, Mẫu Thiên là Thiên phủ.




        19.  TÍN NGƯỠNG TỨ PHÁP HÌNH THỨC THỜ MẪU Được PHẬT HÓA

            Tứ  Pháp  là  biểu  tượng,  là  hiện  tượng tín  ngưỡng  của  người  nông  dân  Việt cổ
        cầu xin mưa hòa gió thuận:

            - Lạy trời mưa xuống.

            - Lấy nước tôi uống.

            - Lấy ruộng tôi cày.

            - Lấy đầy bát cơm.

            - Lấy rơm đun bếp...

            ở  kinh  bắc Tứ  Pháp  đã  trỏ  thành  trung  tâm  cầu  mua từ  thời  Man  Nương  đến
       thế kỷ XII  và sau  này sử sách Việt Nam từ  Lý  - Trần  -  Lê  đều  chép  rằng:  Mỗi  khi
        đại hạn nhà Vua thường đi cầu mua ở chùa Pháp Vân hay rước tượng Pháp Vân từ
       xứ Kinh Bắc về kinh thành Thăng Long. Và đặt tượng ỏ chùa Một Cột,  khi nào mưa

        76
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79