Page 70 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 70

Hiện nay ở xã Tiên Nông (khởi thủy nghề  nông), bên bờ sông Lô, thị xã Tuyên
         Quang có đền thờ  Mẫu Ỷ  La.  Nay đền đã quang đãng,  nhưng trước đây không lâu,
         bao quanh đền là cả  một rừng cây đa cổ thụ,  rễ  phụ  đan  nhau chằng chịt.  Cũng ỏ
         thị xã Tuyên Quang, có một đền Ỷ  La khác trên  núi  La thờ  bà chúa Thượng  Ngàn.
         Hoặc như đền  Bắc Lệ  Hữu Lũng  Lạng Sơn, thờ bà chúa Thượng  Ngàn, cũng trồng
         rất nhiều cây đa, cây si đã thành cổ thụ được gọi là cây thiêng, cây bất tử tỏa bóng
         che  cho  khách  hành  hương.  Ỷ  là  dựa,  La  là  lưới  là  võng,  rễ  những  cây  đa  cây  si
         được Tết thành  lưới  thành  võng  như những  cái  nôi  ru  đưa con  người  nguyên  thủy
         chìm vào trong  giấc  ngủ  qua đêm tránh thú  dữ.  Bỏi thế Ỷ  La trỏ thành  biểu tượng
         đầu tiên về  Mẹ thiêng  liêng. Theo tác giả Toan Ánh, trong sách “Nếp cũ”, có  nói ỏ
         đền Bắc Lệ, Lạng Sơn treo bức tranh Mẩu Thượng Ngàn ngồi trên chiếc võng giăng
         giữa hai cây trong rừng xanh, xung quanh có nhiều vườn chim và các cô nàng đứng
         hầu hạ. Việc thờ Mẫu mang tính chất là thờ Mẹ Cây Mẹ Rừng này còn thấy rõ nét ỏ
         nhiều nơi. Như ỏ đền Hai Bà Trưng, Đồng Nhân, Hà Nội, trên bàn thờ Mẫu treo bức
         hoành phi đề “Tam mộc sâm đình”,  hay ỏ đầu bàn thờ  Mẩu thấy bức hoành phi đề
         như thế  này,  ấy  là  mang  tính  chất thờ  Mẫu  ban  đầu  là  Mẫu  Sơn  Lâm.  “Tam  mộc
         sâm đình” là ba cây làm nên rừng lớn. Dân ta có câu:

                      “Một cây làm chẳng nên non,

                      Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

             Đấy  là  hình  ảnh  nói  vể  sức  mạnh  đoàn  kết cộng  đồng  bắt  nguồn  từ thờ  Mẫu
         “Tam  mộc sâm  đình”.  Hoặc  như nhiều  làng  dệt ở  vùng  Hà  Đông  cũ  mang tên  La
         Khê, La cả thờ tổ dệt là Mẫu La.

             Mẫu Ỷ La mang tính chất là Mẩu Thượng Ngàn, Mẩu Sơn Lâm được nhân cách
         hóa thành những huyền thoại như sau:

             -  Vua  Hùng  Định  Vương  có  bà  hoàng  hậu  thứ  ba,  tên  là  bà  An  Nương,  mang
         thai  khá  lâu,  bà  đi chơi  giữa rừng xanh, trở dạ  đẻ,  bà vịn vào gốc cây quế cổ thụ,
         đau đớn vất vả lắm mới sinh được con gái, nhưng bà kiệt sức mất ngay sau khi sinh
         con. Con gái được vua cha đặt tên là Mị Nương Quế Hoa. Lớn lên Quế Hoa rất xinh
         đẹp,  nhiều  hoàng tử xin  kết duyên,  nhưng  nàng  không  hề  để  ý,  chỉ hiềm  một nỗi
         nhớ nhung tìm  mẹ.  Nàng cùng  12 thị nữ, đi  khắp rừng xanh tìm  mẹ. Trên đường đi
         nàng gặp rất nhiều dân tình đói khổ vào rừng đào củ  mài kiếm ăn,  nàng  rất xót xa
         thương dân tình đói khổ. Với lòng nhất mực hiếu thảo tlm mẹ, và lòng bác ái thương
         dân,  nàng  đã  được tiên  ông  hiện  xuống  cho sách  quí có  phép  màu,  làm  núi  sông
         thông thương trỏ lại, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống dân lành ấm no,
         yên vui trỏ lại... Đám mây ngũ sắc hạ xuống đón bà và 12 thị nữ về trời... Nhân dân
        thương nhớ tôn Nàng là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, lập đền thờ, nay là đền suối  Mơ
         ở Hữu Lũng Lạng Sơn.

             Câu  chuyện  trên  đây,  tất  hình  thành  nên  sau  này,  như chuyện  Tấm  Cám  có

         72
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75