Page 73 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 73
đền Giùm, bên hữu ngạn sông Lô như đã giới thiệu.
Qua những câu chuyện nhân cách hóa viết vể Mẹ Nước trên đây, ta thấy yếu
tố nho giáo ban dầu chưa hội nhập và tín ngưỡng thờ thần. Và Mẫu Thoải vẫn
khồng tách khỏi các yếu tố ban đầu của nó, lấy chồng là con gái vua Đất, mẹ Nước
bị bỏ vào trong rừng, Ba yếu tố Đất, Nước, Cây vẫn được nhấn mạnh trong ý niệm
ban dầu của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đến Mẹ Đất, Mẹ Trời thì được nhân cách hóa khi Phật giáo du nhập. Qua câu
chuyện Bà Man Nương, làm thủ hộ ở chùa Luy Lâu, do nhà sư Khâu Đà La (người
Ấn Độ vô tình bước qua người bà, khi bà nằm ngủ thiếp ỗ hiên cửa trai phòng, bà
động thai, sinh bé gái. Bà đem trả con cho nhà sư, nhà sư đem bé gái, đọc thần
chú, gửi vào trong gốc cây dung thụ. về sau mưa to gió lớn, cây dung thụ đổ trôi về
bên sông Dâu. Em bé gái trước đây nằm trong gốc cây dung thụ biến thành Thạch
Quang Phật, cây dung thụ được tạc thành 4 pho tượng, tôn làm bà Pháp Vân, bà
Pháp Vũ, bà Pháp Lôi, bà Pháp Điện đây là 4 yếu tố gắn với thời tiết, khí hậu: Mây
mưa sấm chớp, thành hệ thống chùa Tứ Pháp thờ ỏ nhiều nơi trên đồng bằng Bắc
bộ.
ở đây ta thấy Mẹ Trời được triển khai thành Mây Mưa sấm Chớp, cho kết hợp
với Phật giáo thành các Bà, vẫn là yếu tố Mẹ. Và đặc biệt sự nhân cách hóa này,
Mẹ Trời vẫn là hòa quện với ba yếu tố ban đầu là Đất, Cây là cây dung thụ và
Nước là cây dung thụ theo dòng nước chẩy về bến sông Dâu.
Việc thờ Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước xưa kia phổ biến ỏ các làng quê trung du
đổng bằng Bắc bộ. Với bộ ba luôn dí liền nhau với nhau và, giếng làng, Cây đa, cây
si hoặc cây đại với bệ bên gốc đa, đặt các bình vôi đã nứt vỡ, từ trong các gia đình
dưa ra.
- Đến đây một vấn đề đặt ra là tại sao người Việt lại sâu sắc tôn thờ những đối
tượng Cây, Đất, Nước và Trời thành các mạ, đó là do nằm trong bản chất văn hóa
Việt Nam, mang tính triết học biểu hiện ra như sau:
+ Một là: Sâu nặng ý thức nhớ về cội nguồn. Qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
tín ngưỡng thờ thần là những vị có công dựng làng, giữ nước, thể hiện rất rõ điều
đó. Còn đối với người mẹ mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng nên những đứa con, thì
nghĩa mẹ thật là sâu nặng không cùng. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”,
nước trong nguồn chảy ra không bao giờ hết, không bao giờ cạn, thì nghĩa cả ơn Mạ
chẳng bao giờ nguôi. Từ ý thức ấy, mở rộng ra tầm nhìn văn hóa, thì những cái gì là
yếu tố có ý nghĩa quyết định sinh sôi ra của cải hạt gạo bát cơm, tố chất cơ bản bao
đời nuôi sống con người cư dân nông nghiệp lúa nước, thl cũng có thể ví như công
ơn nghĩa Mẹ. V) thế Cây, Đất, Nước (thời tiết khí hậu) được tôn vinh như những bà
Mẹ văn hóa.
+ Hai là: Văn hóa Việt Nam nặng triết lý âm sinh dương thành chứ không phải
75