Page 72 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 72

Khi  con  người  xuống  trung  du,  đồng  bằng  sống  bằng  nghề  nông  nghiệp  lúa
      nước, cây lúa hạt gạo là yếu tố quan trọng hàng đầu  nuôi sống con  người,  rồi các
      cây hoa màu, cây ăn quả, Mẹ Cây vẫn gắn bó chặt chẽ với đời sống con người. Và
      con  người  làm  nông  nghiệp  lúa  nước,  thì  đất và  nước  là  hai  đối  tượng  quan  trọng
      tiếp theo được tôn thờ.  Đất và  Nước được tôn  vinh  thành  Mẹ  Đất  Mẹ  Nước và  cố
      tên khác Mẫu Địa, Mẫu Thủy gia nhập vào hàng ngũ Mẫu dược tôn thờ.

          Thế nhưng quyết định có nước lại là mưa từ trên trời rơi xuống, con người chưa
      hiểu nổi qui luật của mưa là  nước bốc hơi lên thành mây mưa, cho dó  là trời quyết
      định, mẹ trời được tôn vinh, Mầu Thiên gia nhập vào hàng ngũ  Mẫu. Tín ngưỡng là
      từ thực tế cuộc sống,  con  người  đặt  ra những  lực  lượng tôn vinh,  tồn thờ  phù  hợp
      với cuộc sống của mình  là thế.  Mẹ Cây,  Mẹ  Rừng (sau này gọi  Mẫu Thượng  Ngàn
      hay  Mẫu  Sơn  Lâm).  Mẹ  Đất,  Mẹ  Nước,  Mẹ  Trời  (thời  tiết,  khí  hậu),  hay  gọi  theo
      tiếng  Hán  là  Mẫu  Thượng  Ngàn,  Mẫu  Địa,  Mẫu  Thoải  (Thủy),  Mẫu  Thiên  là  hệ
      thống Mẫu cơ bản ban dầu của tín ngưỡng thờ Mẫu.

          Trong bốn Mẫu trên đây,  Mẫu Sơn Lâm đã được nhân cách  hóa như trên. Còn
      Mẫu Thủy dược nhân cách hóa như sau:

          -  Dị  bản  từ  làng  A  Lữ  kể  rằng,  thuở  trời  đất  mới  mở  mang,  rừng  núi  sông  hồ
      hoang vu, kinh Dương vương thường đi chu du khắp nơi, một hôm tới hồ Đông Đình
      gặp  người  con  gái  sắc  đẹp  tuyệt  trần,  con  vua  Long  Vương  hồ  Đông  Đình.  Kinh
      Dương  Vương  lấy  nàng  làm  vợ,  sinh  ra  Sùng  Sản,  chính  là  Lạc  Long  Quân,  Lạc
      Long  Quân  lấy  bà  Âu  Cơ  sinh  bọc  trăm  trứng,  nở  trăm  con,  Tổ  tiên  Lạc  Việt,  từ
      Rồng, từ nước.

          Có truyền thuyết lại nói  Mẫu Thoải không phải  là  một bà  mà  là  nhiểu  bà.  Các
      bà đểu là con của Lạc Long Quân, trong đó chọn được ba người, giao cho quản lĩnh
      sông biển nước Nam, đóng dinh ỏ sông Nguyệt Đức.  Một bà có hiệu là Thủy Trinh
      Động  đình  Ngọc  Nữ  công  chúa.  Bà  thứ  hai  có  hiệu  là  Hoàng  Hà  Đan  Khiết  phu
      nhân. Bà thứ ba là Tam Giang công chúa. Tam Giang nay là ngã ba Sà Yên  Phong
      Bắc Ninh.

          -  Một truyền  thuyết  khác,  do  người  pháp  là  Durant  sưu  tầm,  kể  rằng  ở  vùng
      Tuyên Quang, có  một hoàng tử con vua đất là  Kinh Xuyên,  lấy vợ  là  con  gái  Long
      Vương ỏ  hổ Đông Đình,  bà  rất yêu chồng,  Nhưng  Kinh  Xuyên  lại  lấy vợ  hai tên  là
      Thảo Mai. Thảo  Mai  ghen  ghét vỢ  cả,  vu  cáo vợ  cả  không  chung thủy với  chồng.
      Bực tức,  Kinh  Xuyên  nhốt vợ  cả  vào  cũi,  đem  bỏ  vào  rừng  cho  thú  dữ  ăn  thịt,  ở
      trong rừng, bà vỢ cả không những không bị thú dữ ăn thịt, mà chúng còn mang hoa
      quả nuôi sống bà. Một hôm có một nho sĩ đi qua, bà nhờ nho sĩ viết thư gửi cho cha
      là Long vương, bà được cứu thoát. Long vương muốn gả bà cho nho sĩ, nhưng ông
      từ chối, chỉ nhận  là  người  bạn trung thành  của bà.  Đề  cao đạo đức của bà,  người
      đời tôn  bà  là  Mẫu Thoải  hay còn  gọi  là  Mẹ  Nước lập đền thờ ỏ Tuyên Quang,  gọi


      74
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77