Page 69 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 69
cho bủa chú, tàn hương nước thải, hoặc bấm huyệt, xoa bóp ngay tại chỗ đau.
Người Ốm có ảo tưỏng bệnh nhạ hẳn đi, tin tưởng rồi sẽ khỏi. Tiền và lộc được phát
nhiểu lần, như thế cũng để giữ chân người hẩu cận
Người lên đồng do khói hương, tập trung tâm trí vào việc tưỏng tượng, lại được
cung văn hát dẫn chương trình, được mọi người chung quanh tấu hát, tự thấy bay
bổng lửng lơ trong khồng khí êm ái huyễn hoặc, hành động như cái máy, như mộng
du, nhẩy nhót, múa máy thoát trần, biến thành đấng siêu phàm, thần thông quảng
đại, uy phong lầm lẫm trong bộ y phục cực kỳ xinh đẹp, say trầu, say rượu, say
hương khói và âm nhạc dìu đặt, ve vuốt.
Những phút thăng hoa, được ca ngợi, được nũng nịu, được ra uy như vậy, người
lên đổng thực sự dược hưỏng hạnh phúc. Người chung quanh cũng có những phút
giây thư giãn, vợi bớt nỗi cay đắng, vất vả thường ngày.
Nếu lên đồng đúng mức độ, đừng lãng phí, không quá mê tín, không để ảnh
hưỏng đến chổng con và đạo đức phẩm chất người phụ nữ, biết theo gương hiền
đức của Mẫu, tư cách uy phong của ông hoàng bà chúa, thì có thể coi như một hoạt
động câu lạc bộ văn nghệ hoặc tâm linh, chống căng thẳng có hiệu quả. Phần lớn,
người lên đồng đểu có hoàn cảnh riêng, tâm sự riêng, đáng thương xót, chỉ có Mẫu
là thấu hiểu, ta đừng vội phê phán. Nếu lên đồng không hại đến ai, dành cho một
số người được sống những giây phút thiêng liêng, gắn bó với nhau, tin nhau và yêu
thương nhau, giảm nhẹ mọi phiền muộn thì lên đồng được coi là một hiện tượng văn
hóa, cần được hướng dẫn uốn nắn vào mục đích muốn làm điểu thiện, dùng thời
giờ nhàn hạ để di dưỡng tinh thẩn, phát huy khả năng âm nhạc, vũ điệu và đoàn
kết thân ái với mọi người.
Cốt lõi của tục thờ Mấu
Mẫu là gọi theo tiếng Hán, tiếng Việt Nam gọi là Mạ, Mệ, Mẹ, tại sao lại có tín
ngưỡng thờ Mẹ? Đó là từ thời nguyên thủy con người bắt đầu có ý thức sâu sắc về
sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nỏ, ỷ thức ấy thường biện lý từ cái cụ thể. Mà cái cụ
thể về giá trị sinh sôi nảy nở, không gì khác ngoài người mẹ mang nặng đẻ đau,
sinh ra nuôi dưỡng che chở cho những đứa con, và những cái gì sinh sồi, nuôi sống
che chở bảo vệ cho con người, chiến thắng thiên tai và thư dữ ấy đều được coi là
mẹ.
Theo ý nghĩa trên đây, người mẹ biểu tượng đẩu tiên nuôi sống, che chỏ cho
con người ấy là Mẹ Cây. Cây cho mầm, cho rễ, cho quả để con người ăn sinh sống
ban đầu, cây cho vỏ để người mặc, cây cho cành cho những rễ phụ để con người
kết lại thành võng treo mình trên đó qua đêm và tránh thú dữ sát hại. P.Engels
trong sách “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước” đâ viết ý là: ít nhất con
người còn sống ở trên cây một phần, thì mới có thể giải thích được rằng họ có thể
sinh tồn cùng với thú dữ.
71