Page 66 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 66

18.  NGUỒN GỐC TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

         Nho giáo của Khổng Tử,  đạo giáo của Lão Tử vốn từ Trung  Hoa cổ đại,  cùng
     với  Phật  giáo  do  Siddhârtha  họ  Gotama,  thuộc  dòng  Sâkya  từ  ấn  Độ  truyền  vào
     Việt Nam  từ  rất sớm,  tổn  tại  song  song với  nhau,  trở thành  những  yếu tố văn  hóa
     không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt.


         Ba tôn  giáo  này  hòa  hợp  với  nhau,  chấp  nhận  nhau,  không  hề  xảy  ra  bất  kỳ
     cuộc mâu thuẫn  nào.  Điều đó được gọi là “Tam giáo đồng nguyên” nghĩa là  ba tôn
     giáo chung  một nguồn,  hoặc “Tam  giáo đồng  quy”  nghĩa  là  ba tôn  giáo tụ  về  một
     điểm,  dạy  người  ta  tìm  đến  chân,  thiện,  mỹ,  từ  bỏ  tham,  sân  si,  rèn  luyện  phẩm
     hạnh nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
         Thời Lý, Trần nhà vua tổ chức thi Tam Giáo để chọn người giỏi trong cả ba đạo
     vào triều đình, làm công việc ngoại giao, nội trị, khai thác tinh hoa của các tôn giáo
     thành động lực thúc đẩy xã hội tiến lên.

         Đạo Mấu có nguồn gốc từ đâu?

         Bên cạnh  3 tôn  giáo  kể trên,  người  dân  bắt đầu tôn thờ thêm  đạo  Mẩu.  Có  lẽ
     xuất phát từ chế độ  Mầu  hệ  mà  hình thành đạo này. Vai trò của người phụ  nữ góp
     phần quyết định sự tồn tại xã hội. ở nước ta, có nhiều địa danh gắn với chữ Bà; Núi
     Bà Mụ, Núi Bà Đen (Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (Châu Đốc) Bà Điểm, mười hai Bà mụ
     hoặc những từ trỏ  người  phụ  nữ như Thiên Hậu, Cô  Hồng, Cô  Hạnh,  Nữ  Hoa, cửu
     Thiên huyền Nữ, Thất tinh Nương Nương, Lăng Cô, Dinh Cô, Quan âm Thị Kính, Bà
     Chúa  Kho,  Quốc  Mẫu,  Thánh  Mẫu,  Vương  Mẫu,  Công  Chúa,  Bà  Mụ...  Người  phụ
     nữ khi siêu thoát, hoặc hiện tượng tự nhiên được tưởng tượng ra, có Mẫu theo người
     Hóa từ  phương  Bắc sang,  có  Mầu  tiếp thu  từ các cư dân  Khmer,  Chăm,  Sán  Dìu,
     Tày - Nùng hòa nhập vào. Đạo Mẫu là đạo dân gian, không được vua chúa khuyến
     khích, đỡ đẩu. Người dân tìm đến những nơi phong cảnh kỳ tú, có sông, có suối, có
     núi, có  rừng, càng cheo leo càng tăng thêm  khát vọng, để lập đền thờ,  ký thác tất
     cả  nỗi  niềm  tâm  sự  thầm  kín  vào  sự  cầu  mong  và  hy vọng.  Người  đứng  ra  hưng
     công,  khỏi tạo chủ  yếu  là  phụ  nữ.  Họ  dốc tất cả  niềm  thành  kính,  sức  lực và  tiền
     của vâo công việc xây dựng đền Mẩu, phủ  Mau thật sự vô tư, khẳng khái

         Nơi nào không đủ sức, đủ tài để lập được đền riêng, thì người dân kết hỢp luôn
     vào chùa  làng,  đình  làng.  Đằng trước,  ỏ  đại  diện  hay chính  điện  thì thờ  Phật,  thờ
     thánh.  Đằng sau,  hoặc bên cạnh  lập một tòa điện  nhỏ  để thờ  Mẫu.  Như vậy, việc
     thờ  Phật thờ  thần,  thờ  thánh  là  có  trước,  mặc dầu  có  Phật,  thần,  thánh  đã  là  phụ
     nữ.  Nhưng  nếu  chỉ thờ  Mẩu,  thì thường thường  phủ  có  sau,  hoặc đổi  tên  đổi  danh
     nghĩa sau này. Gọi đền là gọi chung. Gọi phủ mới là nơi riêng để thờ Mẫu.




     68
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71