Page 61 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 61
đó cũng rất tốt cho tài vận vậy.
- Nơi phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng lát lành. Bỏi phương này là nơi
vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm 1 biểu tượng cát lành thì tốt càng thêm tốt, như
gấm thêu thêm hoa vậy.
Các điều kỵ của tài vị
- Nơi phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng
sẽ làm tổn hại đến tài vận của phòng đó.
- Nơi phương tài vị tối kỵ thủy. Đấy cũng là lý do vì sao ỏ trên lại bảo nơi đây
không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay
ta đem nước đến là cát thần lạc thủy.
- Nơi phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thể trổ cửa, trổ cửa
sổ, có vậy mới hỢp cách cục “tàng phong tụ khí ” trong phong tục, tài vận mới tụ
được.
- Nơi phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ...
sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.
- Nơi phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên đại kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không
thể để vật ô uế, bụi bậm nơi đây.
- Nơi phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi
được, sẽ ảnh hưỏng đến tài vận, sinh kế.
16. TỤC LỆ THỜ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Ngọc Hoàng Đại Đế, gọi tắt là Ngọc Đế là vị vua
tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình.
Nguồn gốc
Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Thượng
Đế. Tuy nhiên từ đời Thương thì Thượng Đế đã hoàn toàn chỉ là một vị thần, không
có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại
chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đến các triều đại về sau, vị thần này được
gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:
- Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế: đời Chu.
- Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này.
- Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế.
- Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế.
63