Page 63 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 63

thân của Tam Thanh.

       Ngọc Hoàng Thượng Đế trong truyền thuyết dân gian

       Có  truyền  thuyết dân  gian  cho  rằng  Ngọc  Hoàng  Thượng  Đế vốn  người  trần,
   tên  là  Trương  Hữu  Nhân,  là  trang  chủ  thôn  Trương  Gia  Loan.  Vì  tính  hay  nhường
   nhịn, ông được gọi là Trương Bách  Nhẫn; do hay giúp đỡ, ông được gọi  là Đại Quý
   Nhân.

       Trương  Hữu  Nhân  có  một vỢ  họ  vương,  và  bảy cô  con  gái:  Đại Thư,  Nhị Thư,
   Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ.

        Truyền thuyết về Ngọc Hoàng Thượng Đế chịu ảnh hưởng của Phật giáo

       Theo  thuyết  này  thì  Ngọc  Hoàng  đã  tu  1550  kiếp,  mỗi  kiếp  (kalpa)  dài  126
   nghìn năm, mới lên được ngôi vị Ngọc Hoàng.

       Ngọc  Hoàng  và  Dương  mẫu  có  duy  nhất  một  người  con  gái  được  gọi  là  công
   chúa. Bảy nàng tiên theo truyền thuyết là con Ngọc Hoàng, thực chất chỉ là bảy tiên
   nữ theo hầu hạ Dương mẫu.

       Ngọc Hoàng Thượng Dế trong tín ngưỡng thờ Mẫu của  Việt Nam

       Trong đạo Mẩu của Việt Nam,  Ngọc Hoàng được gọi  là Vua cha Ngọc Hoàng,
   là  cha  của  Thánh  Mau  Liễu  Hạnh,  là  đấng  thần  chủ  tối  cao,  tuy  nhiên  Ngài  lại
   không được thờ cúng nhiều.




   17.  TẬP TỤC THỜ MẪU

       Có người cho rằng tín ngưỡng thờ Mẩu là một nét đặc trưng của tín ngưỡng bản
   địa Việt Nam,  được  bắt nguồn  từ tín  ngưỡng thờ  Mẹ  Đất vốn đã  có trong thời tiền
   sử.

       Trên một đất nước đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, khi
   muốn  nhận diện,  phân  biệt nhất là đối với những hình thức tín  ngưỡng bản địa còn
   mang nhiều dấu vết nguyên thủy của cư dân  nông  nghiệp, ta không thể tránh khỏi
   những khó khăn.

       Với  đạo  Mẫu  cũng  vậy,  sự  nhận  diện  dễ  dàng  cũng  không  thể  có  được,  bỏi
   những  nơi thờ  riêng, vì bề  ngoài  nó cũng giống  như một ngôi chùa,  một ngôi đình,
   hay một ngôi đền bất kỳ nào khác.

       Điện thờ  Mau có ỏ  khắp  mọi  nơi trên đất nước, từ đồng bằng  lên  miền  núi, và
   cả ở trong  khu cư trú  của cộng đồng  người Việt ở  nước ngoài.  Có  nơi  nó tổn tại  là
   một đền phủ  nguy nga, có nơi nó chỉ là một bàn thờ khiêm tốn đặt tại một góc trong
   một  ngôi  chùa,  một  điện  thờ  nhỏ  trong  từng  gia  đình.  Cho  nên  người  ta  chĩ nhận


                                                                                           65
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68