Page 71 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 71

ông  Tiên  cho  phép  lạ,  nhưng  cốt  lõi  ở  đây  là  bà  Mẹ  Rừng  xanh  và  Thánh  Mẫu
     Thượng Ngàn.

          - Thánh Tản Viên sau  khi thắng Thủy Tinh, được vua Hùng gả con gái là  Ngọc
     Hoa. Tản Viên và Ngọc Hoa sinh được người con gái hiền thục đặt tên là La Bình (ỏ
     đây ta lại gặp chữ  La là  lưới,  là võng).  La Bình  luôn đi theo cha khắp  núi  rừng săn
     bắn.  Đi  đến  đâu  La  Bình cũng quyến  luyến  với  núi  rừng,  cây cỏ,  muông thú. Thấy
     vậy Thượng đế phong cho nàng là nữ chúa rừng xanh. Từ đó nàng càng gắn bó với
     núi rừng, dạy bảo muôn loài cầm thú, không gây điều ác. Do công lao ấy thượng đế
     giao  cho  nàng  cai  quản  81  cửa  rừng  xanh  à  chốn  Nam  Giao.  Nàng  còn  có  công
     giúp triều  Lý thắng Tống, Trần thắng  Nguyên,  nhất là  giúp quân ông  Lê  Lợi thắng
     giặc  Liễu  Thăng  ỏ  Lạng  Sơn.  Vì  vậy  nàng  được  tôn  là  chúa Thượng  Ngàn,  nhân
     dân  lập  đền  thờ,  nay  là  đền  Bắc  Lệ  ở  Hữu  Lũng  Lạng  Sơn,  cách  đền  Suối  Mơ
     không xa.

          ở  đây câu  chuyện  có  hai  ý,  một  là  con  người  còn  sống  chung  với  muông  thú
     trong  rừng  sâu,  và  con  người  đã  khuất  phục chiến  thắng  được thú  dữ.  Hai  là  câu
     chuyện được kéo về chúa Thượng Ngàn giúp dân ta chống giặc Bắc, mà Lạng Sơn
     là địa đầu trong các cuộc kháng chiến ấy, nên Bà lại được qui về thờ ở Bắc Lệ.

          - Câu chuyện  Mẩu Thượng  Ngàn  hay Mẫu Đệ  nhất, là một cô gái người  Dao ở
     Động Cuông, Yên  Bái.  Khi cô sinh  ra, bố mẹ đã già yếu, từ nhỏ đến lớn cô chỉ làm
     việc thiện, không lấy chồng, khi chết Bà hiển linh giúp đổ dân làng được nhiều điều
     tốt đẹp,  nên  Bà  được  thờ  ỏ  các tình  Thái  Nguyên,  Tuyên  Quang,  Yên  Bái  và  Bà
     cũng  báo  mộng  cho  ông  Lê  Lợi,  ông  Nguyễn Trải  biết được đường tiến  quân  của
     giặc  Minh  để thắng chúng ỏ  Lạng  Sơn,  nên cũng được thờ  ỏ  đền  Bắc  Lệ,  ỏ  Đổng
     Đăng Kỳ Lừa Lạng Sơn.

          Cũng  với  những  câu  chuyện  trên  đây,  ở  việc  đồng  bóng  thường  xuyên  xuất
     hiện các mẫu đệ nhất, đệ  nhị là các chầu bà người miền núi: Dao, Tày,  Nùng nhập
     đồng, đã phản ảnh đậm nét thời kỳ mẫu xuất hiện gắn với con người còn cư trú trên
     miền  rừng  núi.  Mà  dấu  tích  của  nó  là  hệ  thống  các  đền  thờ  Mẩu  còn  thấy ở  trên
     miền  núi. Cùng với các đền Ỷ  La,  đền  Bắc Lệ, đền  Suối  Mơ giới thiệu trên đây, ta
     còn  biết các ngôi  đền  khác,  như đền  Giùm thờ  Mẫu Thủy ngàn  ở  cửa sông  Lô  đổ
     vào sông  Hồng  Yên  Sơn  Tuyên  Quang,  đền  thờ  Mẹ  Âu  Cơ ỏ  xã  Hiền  Lương  bên
     sông  Theo Yên  Bái,  đền  thờ  Mẩu  bên  Thác  Bờ  Hòa  Bình,  đền  Chợ  củi  thờ  Mẫu
     Thượng Ngàn ỏ thượng nguồn sông La Nghệ Tĩnh.

          Như vậy,  có  thể  nói  được  rằng,  tín  ngưỡng  thờ  Mẫu  ỏ  người  Việt  hay  ở  Việt
     Nam, khỏi đầu gắn với con người còn cư trú trên các miền rừng núi. Có nghĩa là tín
     ngưỡng  thờ  Mẫu  khởi  nguyên  từ  miền  rừng  núi  thờ  Mẹ  Cây  và  sau  này  gọi  Mẩu
     Thượng  Ngàn,  Mẩu  Sơn  lâm,  rổi  theo  dòng  lịch  sử,  dần  đi  xuống  trung  du  đổng
     bằng, bổ sung thêm những Mẩu khác.


                                                                                              73
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76