Page 79 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 79

loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét...

          Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều
     đem  ra áp dụng.  Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng  học thêm ỏ họ được nhiều
     điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi.

          Bà cải tiến và  hoàn thiện thêm  những gì  mà trước kia,  ở cha bà  mới  chỉ là  bắt
     đầu.  Làm  nhà  không  những đã  chắc chắn,  lại còn  phải  biết chạm trổ cho thật đẹp
     đẽ.  ở  mũi các thuyền  độc  mộc cũng thế,  có  khắc cả  hình  hai đầu  rồng chạm  hẳn
     vào  nhau.  Cách  nấu  nướng  thức  ăn,  chẳng  những  chỉ  có  kho,  luộc  mà  còn  chế
     thêm  ra được nhiều  món  mới.  Rồi công việc đồng áng,  bà dạy mọi  người cách  lấy
     ống  bương để dẫn  nước từ  khe  núi xuống.  Lại đi  phân  phát hạt giống,  cho  nên  nơi
     nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm
     nhiều  giống  gia  súc  mới.  Lại  trồng  thêm  nhiều  giống  cây  ăn  quả.  Rồi  trồng  cả
     những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về...

          Ngọc  Hoàng  Thượng  đế  còn  ban  tặng  cho  bà  thêm  nhiều  phép  thuật  thần
     thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với
     cõi trần, vĩnh viễn ỏ miền Trung du và  núi non hùng vĩ.  Khi dân chúng sinh sôi nảy
     nở  ra thêm,  từ  miền  núi  non  và  trung  du  tràn  xuống  các  miền  đồng  bằng  và  ven
     biển,  đã  mang  theo  những  cách  thức  làm  ăn  và  phong  tục tập  quán  từ  hồi  còn  ở
     trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.

         Cùng  với  nhiều  vị  thần  thánh  khác,  công  chúa  Thượng  Ngàn  vẫn  ngày  đêm
     lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là
     Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

          Phù hộ
          Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có

     sự phù  hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có
     sắc thượng phong cho bà là công chúa.

          Một  truyền  thuyết  cho  rằng  hồi  đầu  thời  kỳ  khởi  nghĩa  Lam  Sơn,  lúc  ấy  lực
     lượng  nghĩa  quân  còn  yếu,  đang  đồn  trú  ở  Phản  Ấm  thì  quân  Minh  kéo  đến  bao
     vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong

     đêm  tối,  công  chúa Thượng  Ngàn  đã  hóa  phép thành  bó  đuốc  lổn,  soi  đường  cho
     quân sĩ, tập  hợp và dẫn  dắt họ đi vào đất Mường Yên, về  cơ sở  núi  Chí Linh. Ánh
     đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê  Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào
     nhìn thấy.
          ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hỢp, phát triển thêm
     lực  lượng. Thật gian  khổ,  lắm  phen  không  còn  lương  thực,  phải  lấy củ  nâu  củ  mài
     thay cơm, nhưng nhờ sự che chỏ của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê  Lợi
     vẫn  ngày  một thêm  lớn  mạnh.  Quân  Minh  nhiều  lần  đến  bao vây cũng  đành  phải


                                                                                              81
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84