Page 83 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 83
Một ví dụ cho thuyết này: ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,
Mãu Thoải được thờ là Thành hoàng và có sắc thượng phong đề “Nhữ Nương Nam
nữ Nam Hải Đại vương”.
- Thuyết về ba người con gái Lạc Long Quân
Cũng có thuyết nói Mẫu, không phải một, mà là ba. Ba mẫu này là con gái của
Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trong số các con, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc cai quản
sông biển nước Nam.
+ Thủy tinh Động đình Ngọc nữ Công chúa.
+ Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân.
+ Tam giang Công chúa.
Ba bà đóng dinh cơ ỏ sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi sóc các sông nước,
luồng lạch, dạy dân chế tạo thuyền bè và đan các thứ lưới bắt cá, chế ngự các vị
thần mưa, thần gió mỗi khi các vị này lạm công, xâm hại đến hạ giới. Các Mẫu còn
làm mưa và giúp dân chống lụt.
Ghi chép trong sử sách
Đồng bằng Bắc bộ thường xuyên có nạn lũ lụt. Khi Lý Thái Tổ, vua đầu tiên
của nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, ông bắt tay ngay vào công việc trị
thủy. Công việc tiến hành phải đến đời vua sau, đời Lý Thái Tông, mới căn bản
xong, các đoạn đê đã được nối vào nhau và có quy mô gần như ngày nay. Trong
những năm xây dựng hệ thống đê, nạn lụt vẫn thường xảy ra. Khi đó, Mẩu Thoải đã
phái các thủy thần, tướng lĩnh của mình đến các làng ven kinh thành Thăng Long
để âm phù, giúp dân đắp đê chống lụt. Tại các làng Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây
Hồ, Yên Phụ... nay vẫn còn ghi lại các thần tích.
Vào thời Lê, niên đại Vĩnh Thọ, có lần nước sông Hổng dâng lên rất cao, tràn
cả vào Yên Phụ. Nhà vua phải thân hành làm lễ Nam giao. Các Mẩu Thoải đã lập
tức ứng hiệu và âm phù giúp dân chống lụt và xua đuổi thủy quái.
Đời Lê Thánh Tông, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm thành. Khi thuyền đi qua
vùng Phú Xuyên, Kim Bảng, thì một trận cuồng phong nổi lên. Vua sai lập đàn
tràng để cầu xin các vị thần thánh. Mẩu Thoải hay tin, phái một tướng đến dẹp yên
gió. Khi thắng trận trỏ về, nhà vua nhớ công ơn, phong tặng cho tướng ấy là thượng
đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa.
85