Page 87 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 87

được thay đổi theo đặc điểm của "giá".  "Giá" quan thường  múa cờ,  múa kiếm,  long
    đao,  kích;  giá  các chầu  bà thì  múa quạt,  múa  mồi,  múa tay không:  giá  ông  hoàng
    thì có  múa khăn tấu,  múa tay không,múa cờ  : giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo
    đò, múa thêu thùa,múa khăn lụa,múa đàn, múa tay không: giá các cậu thường múa
    hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu
    đến  hàng  Quan,  Chầu,  ông  Hoàng,  hàng  Cô  và  Cậu.  số lượng  giá trong  một buổi
    lên đồng có khi lên tới 36 giá.

        Trong  lúc Thanh  Đồng  đang  hóa thân thì  bốn  phụ  đồng  ngồi  quỳ  chân  ỏ  dưới
    cũng  nghiêng  ngả  và  múa  may hưỏng  ứng  Thanh  Đồng theo  nhịp  câu  hát.  Những
    nắm  tiền  lẻ  sau  khi  được  Thanh  Đồng  tung  ra,  ban  phát  cho  những  người  xung
    quanh được coi là tiền lộc và được những người đứng xem xung quanh  nhặt lấy cất
    giữ  để  lấy  may.  Nhạc  hát  thông  thường  là  điệu  chầu  văn  hoặc  là  hát  nói  có  nội
    dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới.  Nhạc khí chủ đạo là
    đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống... ở miền
    Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là ndi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.

        Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các
    bài  thơ  cổ.  Lúc  này,  Thánh  biểu  hiện  sự  hài  lòng  bằng  động  tác thưởng  tiền  cho
    Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...
    Tới  giai  đoạn  cao  trào  của  Thánh  thì  người  đứng  giá  thường  múa  gươm  hoặc  bơi
    thuyền.  Do vậy,  ỏ  Việt  Nam  có  câu  hát "cậu  bắn  súng  lục,  cô  bơi thuyền  rồng"  là
    để chỉ sự này.

         Một số dân  tộc thiểu  số ỏ  Việt  Nam  cũng  có  nghi  thức  giao tiếp với  thần  linh
    như tín  ngưỡng  Mỡi  của  người  Mường, tín  ngưỡng Then  của  người Tày,  Nùng. Tuy
    nhiên,  khác với  nghi thức  lên  đồng  của người  Việt,  sự giao tiếp với thần  linh  ỏ  Mỡi
    và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả
    năng thoát hổn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.

         Ngày  nay,  lên  đồng  vẫn  còn  là  nhu  cầu  tâm  linh,  là  hình  thức  sinh  hoạt  tín
    ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức
    nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ
    mẫu...  Ngoài việc lên đồng để  giao tiếp với thần  linh, truyền thống tín  ngưỡng Việt
    Nam còn tin tưởng  rằng sau  khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc
    sống  của  người  thân  đang  sống.  Do  đó,  khi  lên  đồng,  linh  hồn  của  người  chết có
    thể  nhập  vào  đồng  cô,  đồng  cậu  (người  gọi  đồng)  để  trò  chuyện  vói  thân  nhân
    đang  sống.  Thông  qua cuộc trò  chuyện  âm  - dương  này,  người  sống  sẽ  biết được
    những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù
    hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng
    tương lai của mình.

         Tại  Việt  Nam  hiện  nay,  hoạt động  lên  đổng  bị  chính  quyền  xem  là  hoạt động


                                                                                             89
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92