Page 92 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 92
thờ cúng gia tiên là một chuyển hóa quan trọng từ tín ngưỡng thờ linh hồn, và nó trở
thành căn bản cho tổ chức gia đinh, lớn hơn là họ hàng đối với xã hội đã định cư.
Tục thờ cúng tổ tiên tuy có nguồn gốc từ tín ngưỡng cổ sơ nhất của loài người,
nhưng qua thời gian và địa phương lại có những thay đổi về nghi thức và phạm vi,
nó biểu lộ rõ ràng sự tiến bộ trong tổ chức xã hội nông nghiệp.
Thông thường việc thờ cúng tổ tiên của chung một họ diễn ra ở nhà thờ tổ và
được giao cho một người gọi là thừa tự trông nom săn sóc bàn thờ, đèn hương cúng
vái ngày thường và tổ chức ngày giỗ để con cháu tụ họp đông đủ lễ tổ tiên, sau đó
thừa huệ cỗ bàn, Ta gọi là trước cúng sau ăn. Giỗ to nhỏ tùy theo ngôi vị trong gia
tộc. Gần như người ta không quên một phần tử nào trong gia tộc đã thất lộc. Ngay
những người chết trẻ thường được coi là linh thiêng nên thờ gọi là bà cô hay ông
mảnh.
Từ tín ngưỡng thờ linh hồn sơ khai đã biến ra một thứ phải gọi là Đạo thờ cúng
tổ tiên với đẩy đủ đức tin và nghi thức đã làm nên sức mạnh tinh thần cho những
thành phần trong gia tộc mà xét về nhiéu mặt tích cực cũng như tiêu cực phải gọi là
yếu tố căn bản của văn hóa Việt Nam.
3. Ý NGHĨA CỦA TỤC THỜ CÚNG Tổ TIÊN?
Thờ cúng tổ tiên là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt
Nam. Trong quảng đại quần chúng xưa và nay, người ta thường nói “đạo thờ ông
bà” là tín ngưỡng sâu sắc, nhưng không là một tôn giáo, “đạo” nói ở đây phải hiểu
là dường lối.
Thờ cúng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sự phát lộ tình cảm và
lòng tin huyết thống được thể hiện trong môi trường gia tộc, không có tính cách thẩn
thánh hóa, nhất là không có tu sở như là chùa hay nhà thờ và cũng không cần có
người giảng thuyết làm gạch nối liền giữa đạo và đời. Thờ cúng tổ tiên xuất phát từ
tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người chết, thế hệ trước. Thờ thì phải
có lễ và cúng bái, hành động biểu tỏ lòng tôn kính và nhớ thương. Dân tộc Việt
Nam chủ trương Thờ cúng tổ tiên là vì đã từ lâu hiểu rằng “cây có cội, nước có
nguồn”, ai ai cũng tưỏng nhớ đến nguồn gốc sinh thành ra mình.
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mạ, cha mẹ sinh ra mình. Người con
hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của bố mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu
với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình. Lúc ông bà, cha me còn sống, con
cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo các lời dạy bảo của các người, cũng như
thờ các tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên nghĩa là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc
94