Page 96 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 96

vai, sau khi thân nhân đã xem mặt lần cuối cùng.

             Cách thứ hai: Đặt thi  hài  nằm chính giữa theo chiều dọc của vải,  gấp  mép vải
        hai  bên theo chiều dọc thi  hài,  sau  đó  gấp  mép vả ị  phía chân và cuối  cùng  là gấp
        mép vải phía đầu, sau đó, buộc dây ở các khoảng như ở cách liệm thứ nhất.

             Từ xưa đến nay, vải dùng để khâm liệm nhân dân ta thường dùng vải trắng, vải
        trắng này là loại vải mộc hay vải mộc tẩy trắng, không dùng loại vải pha ni-lông, vì
        loại vải này khó tiêu hủy.

             Đối  với  các già  (nữ) theo đạo  Phật,  vẫn  còn  giữ tục  lệ  khi  khâm  liệm  mặc  áo
        “lục thù”. Theo quan  điểm  của đạo  Phật,  đây là trang  phục thể  hiện  người quá  cố
        được “ăn  mày cửa  Phật”,  nên  khi  quy tiên  được mặc loại  áo  này do  nhà  Phật ban
        cho. Áo này là loại vải mỏng hoặc vải vuông được may đơn giản, trên áo có in chữ
        của nhà Phật.

             Đối với người chết do những nguyên nhân thông thường, thì sau khi tắt thò từ 6
        -  8  giờ  thì  nhập  quan.  Nếu  người  qua  đời  do  bệnh  dịch,  thì  nhập  quan  càng  sớm
        càng tốt. Trường hợp đợi  người thân ở xa đang trên đường về cũng  không được để
        quá thời hạn quy định.

             Trong việc tang,  khâu  khâm  liệm  được các gia đình tang chủ  hết  rất coi trọng,
         nên thường bố trí những người thân trong tang quyền trực tiếp làm, vừa để thể hiện
        tình cảm của mình, vừa để đảm bảo khâm liệm chu đáo.

             Trong tang  lễ  hiện  nay,  nhân  dân  ta vẫn  giữ tục  khâm  liệm  và  dùng vải  trắng
        để bọc thi hài.  Song, khi thực hiện  không nhất thiết phải  là người trong nhà, có thể
         nhờ những người quen làm việc này giúp đỡ, hoặc do những người có chuyên môn
        của các bệnh viện làm cũng được.

             Thời xưa, người ta đều phải làm lễ phạt mộc trước khi nhập quan. Vì theo quan
         niệm  truyền  thống  dân  ta  cho  rằng  trong  chiếc  áo  quan,  cho  dù  là  cỗ  hậu  sự  đã
        sắm  sẵn,  hay là  áo quan  mới  mua ỏ  cửa  hàng về,  đểu  có  “quỷ tinh”  lẩn  khuất để
        ám hại người chết và gieo tai họa cho tang gia. Lễ phạt mộc nhằm trừ khử hết lũ ma
        quái dó đi, bằng cách chém vào áo quan ba nhát.

             Để  thực  hiện  nghi  lễ  này,  người  ta  phải  nhờ  một  thầy  cúng  cầm  nén  hương
        đang cháy, “đọc chú” thư phù trên một con dao, rồi dùng con dao này giơ lên chém
         khẽ  ba nhát vào đầu, cuối,  cạnh  bên cỗ  áo quan. Vừa chém,  người thầy cúng vừa
        "niệm chú”, đại ý câu chú  là tống khứ các loại thần trùng, quỷ tinh, ma quái và mọi
         loại tà  ma  khác  ra  khỏi  áo quan,  không  cho chúng  quấy  nhiễu  người  chết và  phá
         hoại  cuộc  sống  bình  yên  của  người  sống,  ở  bất  cứ  tuổi  nào,  hay  đi  vể  phương
         hướng nào.

             Người thầy cúng có lúc niệm chú  khẽ trong họng,  lại có  lúc quát tháo như dọa
         nạt,  thị  uy.  Người  này  cũng  dùng  những  nén  hương  để  “làm  phép”  trong  lòng  cỗ
         98
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101