Page 101 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 101
Bát cơm phải đơm đầy úp hai bát vào nhau cho có mu lên, tượng trưng cho âm.
Quả trứng là dương. Đôi đũa vót có lua tua (gọi là đũa bông) tượng trưng cho cây
vũ trụ, cho sự sống, với ý nghĩa: Có âm - dương mói tạo ra sự sống...
việc cúng bát cơm quả trứng mang ý nghĩa triết học rất sâu sắc và lại đáp ứng
nhu cầu tâm linh của con người.
5. NGHI LỄ PHÚNG VIẾNG NGƯỜI ĐĂ QUA ĐỜI
Đám tang nào cũng có người đến phúng viếng. Bạn bè thân thuộc của người
chết, con cháu xa gần sau khi được hung tin và ngay cả những người giao dịch
thường ngày quen biết với con cháu, Các gia đình thồng gia, kế tiếp nhau đến chia
buồn cùng tang gia và phúng viếng người qua đời. Những đám tang lớn của những
nhân vật quan trọng hay các gia đình lớn danh giá, thường có ban nghi lễ chuyên
trách việc sắp xếp giờ giấc theo một chương trình nghiên cứu kỹ để tránh sự lộn
xộn vì đông người tới cùng một lúc.
Xưa, lễ phúng viếng thường là trầu cau trà rượu, nhưng cũng có người viếng
những câu đối, những bức trướng trong đó có nhắc lại cách ăn ở hay tính tốt của
người vừa qua đời. Hiện nay, người ta lễ với tiền mặt, hương đèn, giấy tiền vàng
bạc, tràng hoa cườm hay hoa tươi...
Ngày xưa, những bức trướng và câu đối phúng viếng đưộc treo ngay ở xung
quanh tường vách nơi đặt linh cữu để hương hồn người khuất có thể nhận thấy
được. Đồng thời, cũng để những khách tới viếng có thể đọc thưỏng thức nghệ thuật
văn chương với ý hay, lời đẹp. Cùng treo với những câu đối này còn có những đối
trướng của con cháu khóc ông bà cha mẹ, viết bằng lơ xanh hoặc chữ đen trên vải
trắng. Người ta rất trọng văn nho, đối liễn, cho nên những người con trai, con gái
đều có câu đối khóc cha, vợ khóc chồng và cả anh em cũng có thể khóc lẫn nhau
nữa.
ở thôn quê, người trong cùng thôn xóm khi cúng một số tiền để trực tiếp giúp
đỡ tang gia lúc cần thiết. Đây là một việc rất thực tiễn. Mọi món tiền hoặc đổ lễ
phúng viếng của đều được ghi rõ ràng và được ghi vào quyển sổ, để về sau tang
chủ coi theo mà cảm ơn, trả ơn hoặc khi có người nào lâm vào tình cảnh tang chế
như mình thì phúng viếng giúp đỡ lại. Đây là một đặc điểm của tương quan giao tế
xã hội mà người Việt đã ý thức có từ lâu trong cuộc sống cộng đồng tập thể.
Khách đến viếng lễ trước linh sàng hai lễ rưỡi nếu linh cữu còn quàng tại nhà.
Sau khi chôn cất rồi mà khách đến viếng muộn màng thì sẽ lễ bốn lễ rưỡi trước bàn
thờ. Khách lễ trước linh sàng, tang chủ hoặc con cháu khác của người chết thay thế
tang chủ, phải đứng lên án thờ đáp lễ. Chỉ phải đáp lễ bằng một nửa số lễ khách lễ
người khuất. Khách lễ hai lễ, đáp lại một lễ, khách lễ bốn lễ, đáp lại hai lễ. Ngày
103