Page 104 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 104
(mà đại tang là 3 năm). Đối với 3 năm trời là thời gian dài, mà đối với người con gái
thì “cái tuổi đuổi cái xuân”. Rồi đến khi gần hết tang, lại có tang mới, thì người con
gái già mất. Vì vậy, các cụ thời xưa nghĩ ra cách “cưới chạy tang”. Có nghĩa là việc
hiếu tạm hoãn, dành cho việc hỷ. Người mới quá đời vẫn nằm trên giường, đắp
chăn chiếu, “để đấy”, chưa nhập quan. Cũng có thể gia đình làm thủ tục khâm liệm,
nhập quan nhưng chưa làm lễ phát tang và trong nhà không ai được khóc và tất
nhiên mọi người chưa đến phúng viếng.
Một đám cưới như vậy thì được tổ chức rất nhanh gọn, giản lược nhiều thủ tục
(như xin dâu, đón dâu, lễ td hồng...). Khách dự chủ yếu là người thân trong gia đình.
Sau khi tổ chức xong đám cưới thì mới làm lễ phát tang. Lúc bấy-giờ cô dâu (chú
rể) đã là thành viên của gia đình và tùy mối quan hệ mà chịu tang theo tập quán.
Ngày nay, việc để tang không ảnh hưởng tới việc cưới vỢ, lấy chồng, việc làm
nghĩa vụ quân sự... Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay cũng không cần phải
cưới chạy tang nữa, mà có thể lui ngày cưới lại một thời gian ngắn (nên để hết 49
hoặc 100 ngày là được). Thực tế, hiện nay nhiều đám cưới đã thực hiện như vậy mà
vẫn rất vui vẻ, hạnh phúc.
Nghi thức tang lễ cho những người chết vì bệnh dịch hoặc chết mất xác
Tang lễ cho người chết vì bệnh dịch
Những trường hợp chết kể trên thì phải thực hiện khâm liệm ngay, không để lâu
trong nhà, không tổ chức nghi lễ viếng tang, không tập trung đông người và phải
đưa đám vào ban đêm. Những trường hỢp này, khi an táng, huyệt phải đào thật sâu
(khoảng 1 - 1,2m), đổ vôi bột chung quanh (đào sâu, chôn chặt kể cả những địa
phưdng có tục cải táng cũng không được bốc mộ) để tránh mầm bệnh và uế khí,
giữ vệ sinh môi trường.
Những người làm nhiệm vụ chuyển linh cữu và thực hiện an táng phải có khẩu
trang và những phưđng pháp phòng ngừa cần thiết.
Tang lễ cho người chết mất xác
Những trường hỢp rủi ro như: bị chết vì đắm thuyền, đắm tàu ngoài biển cả,
chết do tai nạn máy bay rđi ngoài biển mất xác, chết do sóng thần bị cuốn mất xác,
chết do bị hổ, báo ăn thịt... sau khi đã tìm kiếm bằng nhiều cách mà không thấy,
người ta vẫn đóng quan tài cho người quá cố, đồng thời nhập quan và chôn cất
tượng trưng. Thời xưa và ngay cả bây giờ, nhiều ndi người ta vẫn làm hình nhân với
xưdng cốt bằng que dâu, đầu bằng gáo dừa. Tất nhiên, tang chủ phải mời thầy về
làm lễ “chiêu hồn nhập cốt”, rồi mới tiến hành các nghi lễ của việc tang.
Đối với người chết ỏ dưới nước, ngoài các nghi lễ như đã kể ỏ trên, thầy cúng
còn làm cầu dẫn bằng một tấm vải trắng, thả từ trên bờ xuống nước, rồi làm lễ
“chiêu hổn” từ dưới nước lên. Người ta quan niệm rằng, khi hồn ỏ dưới nước đã lên
106