Page 102 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 102

nay,  người ta “lạy trả  lễ” cùng  lúc và đủ  số,  hoặc là  hai  hay ba lạy.  Nam trả  lễ  đối
          với nam, nữ trả lễ đối với nữ.




          6.  NGHI LỄ  HẠ HUYỆT

              Khi  chuyển  linh  cữu  ra tới  huyệt,  linh  cữu  được  hạ  xuống  cạnh  huyệt.  Ban  lễ
          tang chờ cho mọi người đến đông đủ, mọi người cúi đầu vĩnh biệt người quá cố.

              Theo tập quán  của dân  tộc, trước  khi  hạ  huyệt,  người ta phải  làm  lễ  cúng  thổ
          thần ở ngoài nghĩa địa. Tang chủ thường chuẩn bị trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi
          kèm theo miếng thịt lợn  hoặc miếng thịt chân  giò, để xin  phép được an táng  người
          chết tại nơi đây. Các nghĩa địa thường có một cái miếu nhỏ, cũng có nơi chỉ có bàn
          thờ thổ thần bằng một bệ thờ  ngoài trời được xây cẩn thận  bằng gạch.  Nếu trường
          hỢp nghĩa địa cũng không có bệ thờ thần thổ địa, thì tang chủ chuẩn bị một cái ghế
          đẩu, rồi.đặt mâm cúng lên đấy để thực hiện nghi lễ.

              Cần lưu ý: Để khi hạ huyệt được trang trọng, đủng nghi thức truyền thống,  Ban
          lễ tang hoặc tang chủ  cần chuẩn  bị 3 chiếc đòn  khiêng,  mỗi  đòn  dài  khoảng  1,5m
          bắc ngang  miệng  huyệt,  rồi  đặt linh  cữu  lên  3 đòn  đó.  Đồng thời,  bên  cạnh  3 đòn
          cũng luồn 3 dây thừng tốt, để khi  hạ  huyệt,  người ta cầm các đầu dây thừng  nâng
          linh cữu lên,  rút đòn  khiêng phía dưới rồi từ từ hạ linh cữu xuống  huyệt (như vậy là
          phải có 6 người hoặc 12 người cầm đầu dây thừng khi hạ huyệt).

              Để giữ thăng bằng khi hạ huyệt, vẫn cần có người chỉ huy bằng mõ (hoặc trống
          khẩu) như lúc cất quan và chuyển cữu bằng tay.

              Khi đặt linh cữu xuống huyệt,  nếu thấy linh cữu bị lệch thì phải chỉnh bằng các
          đầu  dây thừng  và  kê  cho  bằng  phẳng.  Trước  khi  lấp  đất,  để  tỏ  lòng  thương  kính,
          người  thân  thiết  nhất  của  người  mới  qua  đời  ném  những  viên  đất  đầu  tiên  xuống
          nắp linh cữu. Tiếp theo, là thân nhân, bà con, bè bạn... mỏ đầu việc chôn cất.




          7.  NGHI  THỨC  TANG  LỄ  DÀNH  CHO  NHỮNG  NGƯỜI  CHẾT

             ĐƯỜNG CHỂT CHỢ VÀ NGUỒN Gốc TỤC THIÊN TÁNG

               Những trường hợp này, nhân dân ta từ lâu đời đã có tập quán kiêng không đưa
          xác về  nhà, thậm chí còn  kiêng không đưa xác về  làng. Thông thường,  người  chết
          được đưa xác đến  rìa làng,  rồi dừng ở đó để chuẩn bị các thủ tục an táng.  Mọi thủ
          tục khâm liệm đều được thực hiện như đã nói ỏ phần trên, nhưng nhẹ nhàng và đơn
          giản  hơn.  Dù  là  chiều  tối  hay  đêm  hôm,  lễ  an  táng  cũng  được  cử  hành  ngay,  vì
          không thể để thi hài quàn ngoài trời qua đêm được.

              Ngày nay,  nhiểu gia đình gặp trường  hợp này đểu thực hiện “nghĩa tử là  nghĩa

          104
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107