Page 99 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 99

3. NGHI LỄ  PHÁT TANG             nt.


        Thồng thường các giá đình có người bệnh nặng, lúc có dấu hiệu sắp trút hơi thở
   cuối  cùng,  gia  đình  đã  kín  đáo  kiểm  điểm  số  người  phải  mặc  đổ  tang,  lo  may  đồ
   tang  trước  cho từng  người,  theo  thứ tự  quan  trọng  trước,  sau.  Gia  đình  lo  sắm  đủ
   tang phục cho con trai, con gái, con dâu, con rể, các cháu nội ngoại, kể cả chút chít
   và anh chị em các cháu trong họ hàng.

        Mọi  người  thân  quyền  trong  gia đình  tập trung  lại  xung  quanh  linh  cữu  (người
   thân  nhất đứng  gần,  rồi  tiếp  đến  con  cái,  cháu  chắt - theo thứ tự từ  gần  đến  xa).
   Người có thẩm quyền trong gia đình làm lễ phát. Đồng thời, phân phát khăn, áo cho
   con  cháu  chịu  tang  và  từ  đây  con  cháu  mới  được  cất tiếng  khóc.  Cũng  theo  tập
   quán  dân tộc,  chỉ sau  lễ  phát tang thì  mới  chính thức báo tang. Từ đấy,  mọi  người
   mới đến phúng viếng và từ lúc này mới có tiếng kèn trống.

        Lễ  phát tang  cốt  giữ  sự  trọng  thể,  không  nhất thiết  phải  theo  lệ  cổ.  Kế  thừa
   phong tục tập quán cổ truyền, việc để tang ngày nay, con cháu vẫn chít khăn tang,
   nhằm thể hiện sự thương tiếc người quá cố và cũng để phân biệt mối quan hệ trực
   hệ trong tang quyển.  Ngày nay,  bậc đại tang phổ biến là  những người con trai, con
   gái, con dâu, vỢ chổng dểu chít khăn sô bỏ múi buông hai giải vể phía sau; anh chị
   em ruột, cháu và những người có quan hệ khác đểu chít khăn gấp vào trong (không
   bỏ  múi);  chắt thì  chít  khăn  vàng,  khăn  đỏ...  nhằm  biểu  hiện  lòng  tự  hào  của  con
   cháu đã nuôi dưỡng cha mẹ sống lâu. Đây cũng là tập quán hay cần được phát huy
   và đây cũng là một thể chế văn hóa truyền thống đã được định hình trong nhân dân
   ta.




   4.  NGHI LỄ QUÀN  LINH cữu, ĐẶT BÀN THỜ

        Nếu  ỏ  bệnh  viện  hoặc  ỏ  các  nhà  tang  lễ  thành  phố,  linh  cữu  được đặt ỏ  một
   phòng  dành  riêng  (gọi  là  nhà  quàn).  Nếu  người  quá cố là cán  bộ chCi  chốt của cơ
   quan,  xí nghiệp,  nhà  máy...  thì  linh  cữu  có  thể  được  đặt quàn  tại  hội  trường  hoặc
   phòng đại sảnh của cơ quan, xí nghiệp... ấy.

        ỏ  nông thôn, một số địa phương đã xây dựng các phòng dành riêng (gọi là nhà
   quan) thì linh cữu được đặt tại đây để mọi người đến phúng viếng. Địa phương nào
   chưa có nhà quàn thì gia đình tang chủ chọn một phòng để quàn linh cữu. Tùy theo
   tập quán của từng địa phương,  nhưng thi  hài  bao giờ cũng được quàn ở  gian trang
   trọng nhất.

        ở thành phố, do điều kiện nhà chật hẹp, có nhà cao tẩng, thấp tầng, hành lang
   chật hẹp, cầu thang dốc, việc di chuyển linh cữu rất khó khăn.

                                                                                           101
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104