Page 103 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 103

tận”, bỏ những quan niệm xưa, thi hài vẫn được đưa về nhà làm lễ an táng cho thật
    chu đáo. Đây là những điều rất tiến bộ, dư luận xã hội đều hoan nghênh.

         Ngày  xưa  có  người  đi  làm  ăn  ở  xa  nhà,  dọc  đường  chẳng  may  bị  cảm  nắng,
    cảm gió mà chết đột ngột, có  người cùng đi  hoặc người qua đường nhận ra, chỉ kịp
    đánh  dấu  chỗ  người  chết  nằm  xuống,  chưa  kịp  chôn  cất,  đến  nhà  báo  cho  tang
    quyền, Khi người nhà đến ndi thì mối đã vùi lấp hết tử thi. Thân nhân cho rằng đó là
    huyệt đất tốt,  trời  đã  dành  cho và  chôn  giùm  nên  gọi  là  “thiên táng”,  tương  lai  gia
    đình sẽ  phát đạt, vì vậy cứ để nguyên mà vun cao lên,  không cải táng.  Những ngôi
    mộ thiên táng  như vậy, thường ở ven đường cái.  Ngày nay dọc đường quốc lộ,  lác
    đác còn nhìn thấy có những ngôi mộ cổ đắp đất, gọi là thảo mộ. Trải qua hàng trăm
    năm  mưa gió dập vùi nhưng vẫn được tôn cao, trong số đó phẩn  lớn  là những ngôi
    mộ  vô  thừa  nhận vì chết dọc đường,  người  nhà  không tìm thâ'y.  Mộ  vẫn  được đắp
    cao,  không  ngớt  hương  khói  do  những  cư dân  chung  quanh và  khách  buôn  bán  đi
    qua về  lại chăm sóc thờ cúng.  Họ tin  rằng những âm  hồn đó  rất thiêng,  phù  hộ độ
    trì cho khỏe mạnh, làm ăn phát đạt...




    8.  NGHI  THỨC  ĐÁM  TANG  TRONG  NGÀY  TẾT  VÀ  CƯỚI  CHẠY

       TANG

         Nghi thức đám tang trong ngày Tết

         Tết Nguyên  đán  là  ngày vui  mừng của mọi  người, dân ta còn  gọi  là Tết cả,  vì
    nó là Tết lớn nhất trong năm. Mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đồng, sau một năm
    làm  ăn vất vả  được nghỉ ngơi,  vui chơi thoải  mái,  làm  cỗ  bàn,  cúng  bái tổ tiên,  ăn
    uống linh đình. Vì vậy, nhà nào có người qua đời vào ngày 30 Tết, thường tang chủ
    lập tức tổ  chức thủ  tục  nghi  lễ  khâm  liệm,  nhập quan  rồi  an táng  ngay,  không  để
    đến hôm sau là mùng một Tết. Nếu thời gian quá gấp, tang chủ tính toán không thể
    nào làm kịp trước thời khắc giao thừa, thì lui lại đến mùng ba (thủ tục khâm liệm vẫn
    được thực hiện ngay, nhưng chưa làm lễ phát tang).

        Trong  thời  gian  lưu  lại,  gia  đình  tang  chủ  phải  chuẩn  bị  các  phương  tiện  bảo
    quản thi thể  chu  đáo.  Nếu  không đủ  điều  kiện thì tạm  gửi ở  phòng  lạnh  của bệnh
    viện hoặc nhà tang lễ.

         Nếu chết vào ngày mùng một thì dân gian vẫn kiêng không phát tang vào ngày
    này mà có thể để lại  một hai  ngày sau đó. Tất cả  những trường  hợp trên có thể vi
    phạm đến Quy ước nếp sống văn  hóa của làng xã hiện  nay. Tuy nhiên,  mọi  người
    phải nhận thức rằng, đây là trường hỢp đặc biệt “bất khả kháng”.

         Như thế nào là cưới chạy tang?

         Tập quán xưa của dân ta là cấm kỵ con cháu làm lễ cưới trong thời kỳ để tang

                                                                                            10.»Ì
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108