Page 105 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 105
bờ rồi, thầy phải dùng kéo cắt dứt cầu để hổn hết dường về. Đây là một lễ thức dân
gian còn rơi rớt ỏ một số nơi, nhằm biểu hiện tình cảm giữa người sống đối với
người chết, đồng thời cũng thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” mà thôi. Tuy nhiên, lễ
thức này dễ dẫn đến những điều huyễn hoặc, mê tín dị đoan, vì vậy nên loại bỏ.
9. NGHI THỨC TANG LỄ CHO NHỮNG NGƯỜI CHẾT DO SÉT
ĐÁNH
Các nghi lễ an táng trong trường hỢp này cũng không có gì khác với các trường
hỢp chết thông thường. Theo quan niệm dân gian thì chết vì sét đánh là không bình
thường và gia đình tang chủ rất sợ kẻ gian đào trộm. Dân gian kể rằng, bọn đạo tặc
thường tìm cách đào trộm mả người chết vì sét đánh, rồi chặt lấy cánh tay trái (nếu
người chết là nam), hoặc chặt cánh tay phải (nếu là nữ) để đi ăn trộm, tránh được
sự phát giác của chủ nhà. Vì vậy, mộ của người qua đời do bị sét đánh thường được
canh phòng rất cẩn thận tới ba tháng... Ngày nay, tuy không ai tin như vậy, nhưng
quan niệm xưa vẫn ám ảnh ở một số người.
10. NGHI THỨC TANG LỄ VỚI NHỮNG NGƯỜI CHẾT VỂU
Trẻ em dưới 16 tuổi chết thì không được làm đám tang mà chỉ có một số thân
nhân trong họ tộc khâm liệm rồi đưa đi an táng một cách lặng lẽ. Mẹ đứa trẻ không
được đi đưa tang. Đám tang trẻ em thường diễn ra vào lúc chiều tối. Trẻ nhỏ dưới 6
tuổi không được dùng ván mà phải bó chiếu chôn. Từ 6 - 15 tuổi được dùng ván
nhưng chỉ được dùng ván thồi (ván làm từ gỗ của những chiếc ván đã được cải táng
bỏ ra). Trẻ dưới 6 tuổi chết thì thân nhân không được để tang và thờ cúng (không
cúng cơm 100 ngày, không có tuần đầu, 49 ngày và cả giỗ cũng khồng có). Dân
gian nói “chết mất giỗ” là để chỉ những trường hỢp này. Trẻ chết từ 7 - 15 tuổi thì
được giỗ nhưng không có cúng cơm 100 ngày cũng như các lễ cúng tuần đầu, 49
ngày. Bàn thờ được lập riêng chứ không được thờ chung ỏ bàn thờ tổ tiên.
Tang phục là thể hiện tình nghĩa, có phân biệt thân sơ “Họ đương 3 tháng, láng
giềng 3 ngày”, thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất người còn. Vì thế, chẳng những
thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Theo Thọ mai
gia lễ thì chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kỵ cũng để tang hàng
cháu, hàng chắt.
Thọ Mai gia lễ quy định như vậy nhưng một số địa phương Bắc bộ quan niệm
“Phụ bất bái tử” (cha không lạy con), con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất
hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã chốn nỢ đời, chẳng những cha mẹ không để
tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng.
107