Page 108 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 108
có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường. Người ta bảo chết là
hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm chí người
sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thẩn kinh cảm giác ngừng
hoạt động, vỏ não chưa bị hủy, xung quanh hiện trường phát từ não vẫrf'bhưa
ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện
sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được
tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng
vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát?
14. TẬP TỤC CÚNG GIỖ
Theo phong tục Việt Nam, để tưỏng nhớ sâu sắc và lâu dài công ơn cha mẹ,
hằng năm đúng vào ngày qua đời của cha mẹ, ông bà... người ta đều làm giỗ. Mặc
dù, dân ta không có tập quán kỷ niệm ngày sinh (sinh nhật), nhưng tập quán làm
giỗ lại rất trọng hậu. Khi ông bà, cha mạ “ra đi” thl sự tử cũng như sự sinh, phụng
dưỡng người đã chết như người còn sống.
Việc cúng giỗ người đã chết không phải là một tôn giáo, mà là một tập tục. Tục
này không hề ghi thành phép tắc, song nó lại là một điển lệ trong phong tục. Phong
tục nhiều khi ràng buộc hành vi của con người chắc chắn hơn luật pháp rất nhiều.
Ngày giỗ là ngày kỷ niệm lúc lâm chung của người quá cố hằng năm, anh em,
con cháu, bà con họ hàng thân thích tưởng nhớ đến người đã khuất, ôn lại cội
nguồn, giáo dục truyền thống. Nhận thức đúng ý nghĩa của ngày giỗ, thì không nên
bày vẽ cỗ bàn linh đình, ăn uống chè chén lãng phí, xa hoa.
Trong dịp ngày giỗ, con cháu thường tổ chức ra thăm mộ, đắp thêm đất vào
mộ, bù vào những đất thiếu hụt do mưa nắng lâu ngày sụt lở (nếu như mộ chưa
xây) và thắp lên mộ những nén hương tưởng niệm.
Ngày giỗ cũng là dịp gia đình, thân tộc kiểm lại việc thực hiện di chúc của
người quá cố. Nếu có việc gì chưa làm được thì phân công, nhắc nhở nhau làm cho
tròn những điều ước vọng của người đã khuất. Thiết tưởng đó là một trong những
cách tốt nhất để tưỏng nhớ và trả ơn ông bà, cha mẹ... đã có công sinh thành và
nuôi dưỡng mình.
Trong tập quán cổ truyền về việc tang, người ta còn phân ra các ngày giỗ như
sau:
Lễ ba ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu (tiểu tường), giỗ hết (đại
tường) và cuối cùng là lễ đàm (đàm tế). Tất cả các ngày lễ kể trên đều là lễ trọng,
không được bỏ qua một loại lễ nào, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào
110