Page 106 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 106

Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ  mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có  nghĩa là
         ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ỏ trên dương trần.
               ,                                                 u..
             Tử biệt sinh  ly,  ai  không thương xót,  nhưng theo quy luật tự  nhiên,  cha npẹ  già
         yếu từ trần, con báo hiếu cha, mẹ, đưa tang bố mẹ là chuyện thường tình. Con chết
         trước cha mẹ  là nghịch cảnh, nhiều trường hợp chết non, gây nhiều nỗi đau thương
         cho bố mẹ.  Giờ  phút hạ  huyệt là  giờ phút xúc động,  có  nhiều  ông  bố bà  mẹ  đã  bị
         ngất  lịm  đi.  Đã  có  nhiều  trường  hỢp  mẹ  chết  luôn  bên  huyệt chôn  con.  Hơn  nữa,
         ngày xưa,  phương  tiện  và  thuốc thang  cấp  cứu  khó  khăn,  không  cho  cha  mẹ  đưa
         tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và để tránh nạn trùng tang là đúng. Chẳng những
         cha mẹ mà các ông già bà cả trong nội thân, sức khỏe đã tàn cũng không được dự
         đưa tang, sợ vướng đến sức khỏe.




         11.  TỤC CÚNG  LỄ 3 NGÀY Đốl VỚI NGƯỜI MỚI KHUẤT

             Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có  nơi tính ba ngày
         sau khi chôn.

             Xét trong  điển  lễ  thì  không  có  “lễ  ba  ngày”  mà  chỉ có”  lễ  tế  ngu”  gồm  có  ‘sơ
         ngu”,  “tái  ngu”,  "tam  ngu”.  “Ngu”  nghĩa  là”  yên”,  tức  là  3  lần  tế  lễ  cho  yên  hổn
         phách.  Theo Thọ  mai  gia  lễ  thì  khi  chôn  xong,  rước  linh  vị  về  đến  nhà  tế  sơ  ngu.
         Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu, (tức là Ất,  Kỷ, Tân, QuO làm  kế tái  ngu, gặp ngày
         cương (tức là ngày Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) làm lễ tam ngu.

              Dần dần về sau dân ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế
         nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mỏ cửa
         mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mổ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước...

             Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày
         trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hằng ngày vẫn theo lễ
         thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn,

              Còn có một lập luận khác: Có 3 điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:

             - Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đình chỉ.

             - Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.

             - Đang  ở  trên  dương thế,  nay xác vể  cõi  âm,  hồn  vất vưởng  lìa  khỏi  xác.  Âm
         dương hoàn toàn cách  biệt từ sau  lễ thành phần.  Sơ ngu, tái  ngu, tam  ngu  là tế để
         làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan và sau khi lễ
         thành phần xong.

             Thời  này cũng  có  trường  hỢp  sau  khi  chết 4  -  5  ngày  còn  để  trong  nhà  lạnh
         chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.


         108
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111