Page 111 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 111
thông gia... Khách khứa đến ăn giỗ luôn mang đồ lễ tới cúng, khá giả thì có nhiều
thứ trên một cái mâm, cái đĩa; nếu không thì chai rượu trắng cũng là quý. Ngày nay,
một số khách đến đám giỗ còn đem thẻ hương và phong tiền, cũng là góp vào để
tùy gia chủ mua sắm cho thiết thực. Tất cả lễ vật này đều được đặt trên bàn thờ
trước khi khách làm lễ. Khách thắp hương, lễ trước bàn thờ (có thể lạy hoặc vái).
Khi khách lễ, gia chủ phải tự thân đáp lễ. Ngoài tính cách lễ nghi, chuyện này còn
có liên quan tới trình độ kiến thức của con người Việt Nam, và cũng là một phép xã
giao, phù hợp với hành vi đẹp của thuật đối nhân xử thế.
Lễ vật trong ngày giỗ thường bao gồm: rượu, các món ăn, hương hoa, oản quả,
đồ mã... Nhiều gia đình còn chuẩn bị các món ăn mà lúc sinh thời, người quá cố ưa
thích.
Cúng giỗ phải có khấn vái. Người xưa có văn khấn riêng. Lời khấn cho dầu thế
nào, hương hồn người chết cũng cảm thông và hưỏng những lễ vật của con cháu
dâng lên. Khấn vái do tâm thành mà có. Tâm có thành cả quỷ thần cũng chứng
giám.
Theo quan niệm dân gian, trong ngày giỗ hết, người ta cũng đốt mã cho người
đã khuất và năm nay đốt lại nhiều hơn năm trước. Người ta tin rằng, đốt mã năm
trước là mã biếu - vì người nhận đồ dùng của con cháu đốt trong ngày tiểu tường
phải đem biếu các ác thần, để tránh những sự quấy nhiễu.
Cỗ bàn trong ngày giỗ hết cũng linh đình hơn, vì rằng, sau ngày giỗ này, hương
hồn người khuất sẽ thưa về thăm con cháu hơn trước đây.
Khi đồ lễ đã bầy đầy đủ lên bàn thờ, người chủ gia đình quần áo chỉnh tể, đốt
đèn nến, thắp 3 nén hương dâng cắm lên bát hương (bàn thờ) ông Công ông Táo,
rồi vái lạy, xin Thổ công, Thần linh cho phép hương hổn người quá cố về hưởng
giỗ. Tiếp đó thắp hương dâng cắm lên bát hương gia tiên, và cuối cùng mới thắp
hương dâng cắm lên bát hương ở bàn thờ người quá cố. Sau một tuần hương, người
ta lại thắp thêm một tuần hương nữa, khi gần tàn hương thì vái tạ, rồi hóa vàng.
Khi hóa vàng, không thể tùy tiện hóa ỏ đâu cũng được, mà phải chọn chỗ sạch
sẽ, thuận tiện theo chiều gió. Nếu có chậu chuyên hóa vàng càng tốt, không thì
phải chọn chậu nhôm hoặc chậu sắt tráng men (có thể lót tầu lá chuối để khỏi đen
chậu). Khi vàng, tiền giấy cháy hết (tro vàng đang còn hồng) thì đổ vào một chén
rượu cúng, hoặc phun vào một ngụm rượu (dân gian cho rằng làm như vậy, vàng và
tiền ấy mới trồ thành vàng thật và tiền thật ở thế giới bên kia. Như vậy, cõi âm mới
nhận được số tiền, vàng và đồ mã, mà cõi dương chuyển đến.
Hóa vàng xong, mọi người ăn cỗ hưỏng lộc của các cụ một cách vui vẻ. Trước
khi ra về, mọi người được gia chủ gửi quà biếu cho các cháu d nhà, với ý nghĩa cho
con cháu ai cũng được hưỏng lộc.
113