Page 112 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 112

17. TẬP TỤC CÚNG  LỄ TRONG  LỄ TRỪ PHỤC (ĐÀM TẾ)


               Sau  hai  năm  khi  người  quá  cố  mất  người  ta  chọn  một  ngày  tốt  trong  vòng  3
           tháng dư ai để làm lễ trừ phục.

               Trừ phục gồm 3 lễ;

               -  Lễ sửa mộ: Đắp sửa mộ thành mộ tròn.

               -  Lễ  đàm  tế:  cất  khăn  tang.  Hủy đốt các thứ thuộc  phần  lễ  tang,  rước  linh  vị
           vào bàn thờ chính. Bỏ bàn thờ tang. Thu cất các bức trướng, câu đối viếng.

               -  Lễ  rước  linh vị vào chính  điện và  yết cáo tổ tiên:  Chép sẵn  linh  vị  mới,  phủ
           giấy hay vải đỏ, khi đàm tế ỏ bàn thờ tang xong thì đốt linh vị cũ cùng với băng đen
           phủ  quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó  rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu
           có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới.

               Trường hỢp nhà con thứ không thờ gia tiên bậc cao hơn thì vẫn để nguyên bàn
           thờ như cũ, không phải chuyển bàn thờ mà chỉ cần yết cáo gia thần và yết cáo tổ ở
           nhà thờ tổ.



           18.  TỤC ĐỐT MÃ CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT


               Tục đốt mã có nguồn gốc từ Trung hoa. Vào thuỏ xa xưa, khi có người thân quá
           cố,  người ta chia đồ dùng để  họ  "mang theo" về  cõi âm, đến  ngày kỵ còn dùng đồ
           bạch ngọc để cũng tế; sau đó thay bạch ngọc bằng tiển cho đỡ tốn. Nhưng tiền sau
           khi  cũng  bỏ  đi  cũng  phí phạm,  vì vậy  người ta thay tiền  kim  bại  bằng  tiền  giấy và
           vàng giấy thay cho các thỏi vàng thật, ổ nước ta từ lâu đã có tục đốt vàng  mã, tùy
           theo các tuần cúng, lễ tiết và quan  niệm của gia chủ  mà  mua, sắm vàng mã tương
           ứng.

               Ngày  Rằm  tháng  Bảy đầu  tiên  sau  Tiểu  tường,  làm  lễ  đốt  mã  cho vong.  Nếu
           chết trước ngày Rằm tháng Bảy thì chưa đến Tiểu tường đã đốt mã vào ngày Trung
           nguyên  năm  ấy;  thành  ra  hai  mã.  Mã  đầu  là  mã  biếu,  dâng  cho thần  linh  để  chia
           cho các vong  hồn  khác;  mã  đốt  kỳ  sau  mới  thực để  cho  người  chết.  Nhiều  nơi  có
           tục đốt mã ngày giỗ đầu và ngày giỗ hết, không đốt ngày Trung nguyên

               Đồ  mã  làm  bằng  giấy,  giống  hệt  những  đồ  dùng  hằng  ngày  như  áo,  quần,
           khăn,  yếm,  giấy,  dép,  ô,  nón,  chăn,  gối,  rương,  tráp,  điếu,  hộp trầu,  ống  nhổ,  nồi,
           niêu,  mâm;  bát...  thậm  chí cả  con  mèo,  con  chó,  con  ngựa,  con  trâu.  Có  nhà  mua
           sắm  hình nhân  làm  người  hầu  hạ.  Giàu có  làm  những ngôi nhà  bằng giấy dài  rộng
           với đủ  cả tủ  trà sập khảm, trường  kỷ  bàn độc,  nhà xay giã...  :  những  năm  gần đây
           người ta đặt thợ  mã  làm  những  chiếc xe  máy,  xe  ô  tô,  xe  đạp,  tiền  vàng...  để đốt
           cho người chết dùng, bỏi họ quan niệm "trần sao âm vậy" (?)

           114
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117