Page 107 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 107

12. TẬP TỤC CÚNG  LỄ TRONG  NGÀY CHUNG THẤT (49 NGÀY)


         Theo  Thọ  mai gia lễ, thì cứ đúng  ngày quy định trong gia lễ  mà  làm,  không có
    sự chùyển dịch tùy tiện theo ìời thầy lễ  hay thầy bói nào cả. Chỉ trừ ngày làm lễ an
    táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có ghi chọn ngày lành. Người ta
    không ai có thể chọn ngày chết, vậy nên từ xưa tới nay, hằng năm cứ đến ngày mất
    thì  làm  giỗ,  dù  cho có  những  năm,  ngày đó  rất xấu,  có  cả trùng  phục, trùng tang,
    sát chủ,  quả  tú,  cô  thần...  Theo  gia  lễ:  Lễ  chung  thất,  Tốt  khốc,  Tiêu  tường,  Đại
    tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ.




     13. TẬP TỤC CÚNG CƠM TRONG  100 NGÀY

         Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm
    ấm  nhất. Trong nhà có  người về  muộn,  mọi  người cũng cố chờ về ăn cơm  một lúc
    cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ
    ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời
    nữa.  Nếu  có  khách,  trước  khi  buông  bát đũa  đứng  dậy còn  phải  xin  phép  và  mời
    khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt
    trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân
    dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng
    thứ  đấy,  thường  là  tinh  khiết,  không  đòi  hỏi  cầu  kỳ,  nhà  nghèo  thl  lưng  cơm,  đĩa
     muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có  rượu thì rót
    chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

         Thờ  cúng  vong  linh  cũng  giống  như đang  sống,  cũng  là  để  thỏa  nguyện  tâm

     linh,
         Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?

         - Cũng tùy địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất).

         Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện
     ỏ  âm  ty  (tức  1  tuần,  nhưng  không  phải  tuần  lễ  theo  dương  lịch);  sau  7  tuần  vong
     hồn  đã  siêu  thoát.  Có  nơi  cúng  hết  100  ngày  (tức  lễ  tốt khốc  nghĩa  là  thôi  khóc).
     Theo giải thích  của các cụ  ngày xưa thì thời gian  này âm  hồn vẫn còn phảng phất
     luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

         Phong  tục  này  có  căn  cứ  khoa  học:  Theo  thuyết Thần  giao  cách  cảm,  ngoài
     điện trường vật lý  đã  được ứng dụng trong thực tiễn,  còn có điện trường  sinh  học.
     Những cá thể có cùng tần số cảm  ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách
     xa nhau  rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau. Các nhà  khoa học
     đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, vể  những biểu
     hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về  không gian)

                                                                                            109
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112