Page 110 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 110

tượng của con người phát triển, người ta mới làm bằng giấy thay thế cho các đồ tùy
         táng và đồ minh khí (gọi chung là đồ mã). Đến ngày giỗ, hoặc ngày rằm tháng bảy,
         sau khi cúng kiếng,  người ta đốt đi - để  người ở thế-giới  bên  kia nhận được.  Riêng
         đối với ngày rằm tháng bảy, người ta thường đốt mã trước ngày/14 tháng 7 âm lịch
         để đổ mã được kịp đưa đến cho người ỏ cõi âm.




          16. TẬP TỤC CÚNG  LỄ TRONG  NGÀY Glỗ HẾT (ĐẠI TƯỜNG)


              Người ta còn gọi ngày giỗ hết là giỗ đoạn (lành nhiều), giỗ hết tang (hoặc đoạn
         tang)  có  nghĩa  là  đúng  hai  năm  kể từ  ngày chết,  và  là  giỗ  lần thứ  hai,  được coi  là
         chấm dứt (hết việc). Mặc dù  hết việc, nhưng theo tục lệ, phải 2 -3  tháng sau, người
         ta chọn một ngày để làm lễ trừ phục, hay còn gọi là lễ đàm (đàm tế) thì mới thực sự
          là  hết việc.  Gọi  là  lễ trừ phục bỏi vì sau  lễ  này, tất cả  các đồ tang  phục đều  được
          đem đốt. Từ đấy, những người để tang trong nhà mặc lại thường phục như trước kia.

              Cũng  trong  ngày  lễ  đàm,  người  ta  rước  linh  vị  vào bàn  thờ  chính,  bỏ  bàn  thờ
         tang  (thờ vong).  Linh vị  mới thường  phải được chép sẵn từ trước,  phủ  giấy hay vải
          đỏ.  Khi  làm  lễ  đàm tế ở  bàn thờ tang xong thì đốt linh vị cũ,  đốt cả  băng  đen  phủ
          khung  ảnh  và văn  tế.  Sau  đó,  rước  linh vị,  bát hương,  ảnh  chân  dung  đặt  lên  bàn
         thờ chính, đặt ỏ hàng dưới.

              Thực tế là thời gian từ đại tường tới lễ trừ phục (lễ đàm) chỉ trong vòng 3 tháng
         trở  lại,  cộng  với  2  năm  trước,  là  hai  mưdi  bảy tháng.  Như vậy,  vợ  để  tang  chồng
          cũng hai mưdi bảy tháng, giống như con để tang cha mẹ.

              Theo tập quán của nhân dân ta, thì sau  khi đoạn tang (lễ  dàm),  bàn thờ  người
          quá cố mới được hủy bỏ và nhập vào bàn thờ chung. Bát hương sau khi đoạn tang,
          mới  được  nhập vào  bát hương  chung  của tổ tiên.  Nếu  không  nhập vào  bát  hương
          chung, thì bát hương này phải nhỏ hơn và thấp hơn bát hương chung của tổ tiên.

              Từ  ngày giỗ  đầu  (tiểu tường),  đến các giỗ  những  năm  sau,  việc cúng  giỗ  đều
          do người con trai trưởng thực hiện,  Nếu người này đã chết thì do cháu đích tôn (tức
          cháu  nội  -  con  của  anh  cả)  đảm  nhiệm,  vì  rằng,  hai  người  này  là  trưởng  một  chi
          nhánh trong họ. Những người con thứ, cháu thứ, con gái và cháu ngoại vẫn có bổn
          phận góp giỗ và không không nhớ ngày giỗ cha mẹ, ông bà.  Những người con thứ,
          cháu thứ, con gái, cháu... trước ngày giỗ đều gửi giỗ bằng tiền mặt hoặc đem lễ vật
         đến cúng. Con cháu ở xa hay vì một lý do nào đó mà không về được, người ta cũng
          gửi giỗ, và thậm chí hàng xóm cũng gửi giỗ. Tiền mặt gửi giỗ hoặc lễ vật nhiều hay
          ít thường do khả năng tài chính của từng gia đình, hoặc do mối quan hệ gần hay xa
         giữa  người  sống  với /igười  chết,  ở  xa  không  vể  được,  dầu  có  gửi  giỗ  hay  không
         cũng có thể làm giỗ ở nhà mình, gọi là cúng vọng.

              Ngày  giỗ,  ngoài  con  cháu  họ  tộc,  người  ta  vẫn  mời  bà  con  xóm  phố,  bè  bạn
          112
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115