Page 113 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 113

Đặc  biệt  trong  đốt  mã,  còn  có  tục  đốt  hình  nhân.  Nguyên  trước  từ  thời  đại
     phong  kiến  khi  một người đàn ông chết thì vỢ cả, vợ  lẽ  đều tự sát ngay ở  mộ.  Các
     con  hầu  đầy tớ  chính  là  những  nô  lệ  cũng  đều  bị  giết để  chôn  theo,  về  sau,  bản
     tính tự vệ của con người đã khiến người ta nghĩ đến cách lấy hình nhân thế mạng.

         Người ta tin  rằng,  hình  nhân  bằng  giấy đốt xuống  cõi  âm theo phép thuật của
     một Pháp sư sẽ  hóa thành  kẻ  hầu hạ  người khuất. Có nhiều con cháu biết tính các
     ông  già  quá  cố, thường  đốt những  nữ  hình  nhân  để  lấy người  hầu  hạ  và  đấm  bóp
     cho các cụ.

         Nhìn chung,  các gia đình đều  đốt mã  ỏ  nhà,  nhưng cũng có  gia đình đốt mã ở
     chùa, làm lễ cầu siêu một - vài ngày.




      19.  TẬP TỤC CÀI TÁNG CỦA NGƯỜI VIỆT

         Cư dân vùng đồng  bằng  Bắc bộ thường có tập quán  mai táng  hai  lần; Thời  kỳ
     chôn cất lúc đầu được gọi là hung táng - người chết chôn tạm thời ở nghĩa trang (có
     nơi còn gọi là ký táng), sau ba hoặc bốn năm cải táng, đưa lên nghĩa trang vĩnh viễn
     gọi là bốc mộ (cải táng).

          Khi nhập quan, người ta thường lót ỏ đáy quan tài một tấm ni lông (hoặc loại vải
     nào khác không  mục nát trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm).  Chuẩn bị thêm 4 túi
     ni -lông hoặc túi vải ni-lông để bọc hai bàn tay và  hai bàn chân,  nhằm  khi bốc mộ,
     các đốt xương tay, xương chân không lẫn với bùn đất khác,  mà vẫn  nằm  gọn trong
     túi.

         Tục cải táng có  nhiều nguyên  nhân,  song có  một nguyên  nhân tâm  lý  là người
     ta tin rằng cái huyết mạch của tổ tiên và con cháu có quan hệ với nhau. Nếu hài cốt
     tổ tiên có ấm, thì con cháu  mới  mát mặt,  nếu  hài cốt không yên thì con cháu cũng
     không yên ổn.

         Thông  thường  gia chủ  phải  chọn  ngày,  giờ  cải táng  cho  hợp với  mùa,  với  thời
     tiết và với nhu cẩu của gia đình. Nhân dân vùng đồng bằng Bắc bộ có thói quen cải
     táng vào mùa đông (từ tiểu hàn đến đại hàn).

          Giờ giấc cải táng (bốc mộ) chỉ nên làm vào sáng sớm và được tính toán  rất chi
     tiết,  làm  sao phải  hoàn tất trước  khi  sáng  rõ  mặt người.  (Theo quan  niệm  dân  gian
     Việt  Nam;  khi  còn  trời  tối  ỏ  dương  gian,  là  ban  ngày ở  âm  phủ.  Mặt  khác,  có  thể
     nhân dân ta tránh  làm  công việc  này vào ban  ngày cũng  là  để  giữ vệ  sinh  chung,
     và cũng không muốn để mọi người xung quanh trông thấy mình đang làm một công
     việc hệ trọng và thiêng liêng).

          Mọi  người  làm  nhiệm  vụ  bốc  mộ  đều  phải đeo  khẩu trang,  rửa tay bằng  rượu,
     nước ngũ vị (nếu dùng găng tay cao su thì càng tốt).  Những người tham dự bốc mộ

                                                                                            115
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118