Page 118 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 118

Theo phong tục truyền thống,  lễ vật chuẩn  bị bao gồm  lễ  mặn và  lễ  chay,  ngoài  ra
          còn có  đồ  mã  như ngựa,  quần  áo, vàng  mã.  Sau đó,  gia đình tiến  hành  lễ tạ  quan
         Thần Linh, lễ điền hoàn long mạch.  Những gia đình có truyền thống Phật giáo thì tổ
          chức nghi lễ cầu siêu cho vong linh được siêu thoát.




          22. TỤC TÀO MỘ cuối NĂM


              Hằng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng chạp nhiều gia đình người Việt đi
          tảo  mộ.  Người  ta đi  thăm  viếng,  vun  lại  những  nấm  mộ,  phát cỏ  dại,  chặt cây cối
          quanh  một,  sửa  sang,  tu  bổ  mộ  phần  những  người  quá  cố  trong  gia  đình  và  cả

          những phần mộ của tổ tiên nhiều đời trước.

              Để tưỏng  nhớ  người  đã  khuất,  những  người  còn  sống  mỗi  năm  đều  cúng  giỗ.
          Vào  mỗi  dịp  năm  cũ  sắp  qua,  năm  mới  sắp  đến,  người  ta  còn  lo  sửa  sang,  thăm
          viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.
              Truyền thống tâm  linh  người Việt tin  rằng,  khi  năm  mới đến tất cả  mọi thứ đều
          phải  được  chuẩn  bị,  sửa  sang  cho  mới  mẻ,  kể  cả  nơi  an  nghỉ của  ông  bà,  người
          thân.

              Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm  mổ”. Vì vậy, sửa sang nấm  mồ cũng là
          một trong  những  việc  hiếu  đạo của con  cái,  thể  hiện  lòng  kính  trọng  đối  với  đấng
          sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

              Tục  tảo  mộ  cuối  năm,  ngoài  là  một  phong  tục  phổ  biến  của  người  dân  Việt
          khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Đặc biệt,
          những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường
          ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ỏ các thế hệ sau
          tiếp  tục thực  hiện.  Đồng  thời,  cũng  để  thắt  chặt tình  yêu  thương,  đoàn  kết,  mang
          đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

              Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành  một truyền thống tốt đẹp của dân
          tộc ta. Đó cũng là việc làm thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội.  Người ta
          ví: “Cây có gốc mới nỏ cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

              Đối với cư dân thành thị,  những  người đã  khuất được mai táng trong các nghĩa
          trang ỏ thành phố, do vậy thường khó duy trì việc những người trong gia đình, dòng
          họ  khi  khuất núi được chôn  cất gần  gũi,  đầm  ấm  với  nhau  như ở thôn  quê.  Nhưng
          cứ  mỗi  dịp cuối  năm,  khi  sắp đến Tết Nguyên  đán,  người  thành  thị  cũng  luôn  sắp
          xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân của
          mình để tỏ lòng hiếu thuận.

              Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là  nét đặc trưng của ván  hóa cổ truyền,  một
          tục lệ trong đạo thờ ông bà của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống.  Dù

          120
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123