Page 119 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 119

bận rộn trong cuộc mưu sinh, dù  cả năm  bôn ba làm ăn ỏ nơi xa,  nhưng chốn quay
    về vẫn là gia đình. Nhiều gia đình cho rằng: Mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày
    với  ông  bà, tổ tiên  những  chuyện  đã  xảy đến trong  năm  với cả  gia đình,  dòng  họ;
    cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

         Do đó, theo sau  phong tục này nhân dân có tục rước ông bà vào trưa ngày 30
    âm  lịch và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán
    ở  mỗi  địa  phương,  cùng  với  nếp  sống  của  mỗi  gia đình.  Thường  thì  ngày tiễn  đưa
    ông  bà cũng là  ngày cuối cùng của những  ngày nghỉ ngơi vui Tết,  mọi  người trong
    gia đình  lại  quay trở về  với  cuộc sống thường  nhật, với  những công việc  phải  làm,
    cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù  hộ cho những ngày tiếp sau đó.

         Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc
    hoặc nếu làm bạn ngày thì phải có lán che?

         Có lý luận cho rằng: Âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực
    tiếp dpi vào. Có nhiều trường  hỢp, gặp đất dưỡng thi,  hoặc ba điều tường thụy (tức
    mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay.

         Có  những  ngôi  mộ  cỏ  do kỹ thuật ướp xác, trải qua hàng trăm  năm da thịt vẫn
    còn  nguyên  không  hoại.  Nhưng  còn  có  những  ngôi  mộ  lâu  đời  da thịt vẫn  nguyên
    do chôn vào đất dưỡng thi.

         “Đất dưỡng thi” là một môi trường trong đó cả vi khuẩn hiếu khí và yếm khí đều
     bị hủy diệt.
         Theo phong tục, sau ba ngày an táng là làm  lễ mỏ cửa mả. Trong buổi đó, sửa
     sang  mộ  cao  ráo,  đắp  cỏ  xung  quanh  làm  rãnh  thoát  nước,  chặt  bỏ  cây  bụi  xung

     quanh  để  phòng  rễ  mọc  lan,  xuyên  vào  mộ,  chọc thủng  áo quan.  Kể từ  ngày  đó,
     con  cháu  đến  viếng  thăm,  thắp  hương  chỉ  lấy  đất  xung  quanh  đắp  bổ  sung  vào
     những  chỗ  đất  bị  sụt  lỏ,  không  được trèo  lên  mộ,  không  được  động  thuổng,  cuốc
     vào.

         Trong ba năm đó áo quan và thi thể đang trong thời kỳ tan rữa, đã xảy ra những
     trường hỢp do không biết để phòng mà mồ mả bị sập. Sập mả, động mả mặc dù  là
     hiện tượng tự nhiên cũng gây cho tang gia nhiều điều lo lắng.
         Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày
     đó, ngoài việc thăm phần mộ, tùy gia cảnh và tùy vị trí người đã khuất mà cúng giỗ.
     Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng
     nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.

         Ngày giỗ theo âm  Hán là húy nhật hay kỵ nhật, tức là lễ  kỷ niệm ngày mất của
     tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

         Nguyên  ngày trước, “Lễ  Giỗ” gọi  là “Lễ  chính  kỵ”:  Chiều  hôm trước lễ  chính  kỵ


                                                                                            121
   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124