Page 120 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 120
có “Lễ tiên thường” (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm một ít lễ vật, dâng lên mời
gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm
đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia
ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau,
người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ỏ nông thôn tùy theo thời vụ, muốn
“Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ”, buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn
giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dẩn dần hoặc vì bận
việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ
mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà
làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa
phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa
chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ỏ
mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng
ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ
nào là lễ quan trọng hơn? Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong
cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết
(lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
Một số nghi lễ cúng tế khác dành cho người đã khuất
Cúng giải tà ma
Tục lệ tin rằng, tà ma có thể ám ảnh người và gây nên cảnh hiểm hoi, nhất là
cảnh hữu sinh vô dưỡng. Cũng có khi tà ma do có kẻ nào thù hằn nhờ bọn thầy
pháp sai khiến ám ảnh. Trong những trường hỢp này cần phải cúng giải sự theo
đuổi của vong hồn người khuất. Người ta thường tụng kinh siêu độ cho những người
này.
Những người hữu sinh vô dưỡng còn cho là bị giặc Phạm Nhan quấy nhiễu.
Phạm Nhan là tên tướng giặc Nguyên sang xâm chiếm nước ta, bị giết chết, ma
hồn còn theo đuổi, hãm hại đàn bà sinh đẻ. Bị giặc Phạm Nhan quấy nhiễu cũng
phải cúng trừ và phải có bùa yểm.
Siêu thăng
Việc cầu siêu cho những vong hồn người quá cố là lễ siêu thăng, cẩu xin Phật
độ cho những vong hồn này thoát khỏi địa ngục. Theo kinh điển nhà Phật thì thành
tựu bồ đề chia làm ba bậc: thượng căn (thành Phật ngay); trung căn (sau khi chết
mới được siêu thăng), hạ căn (phải đi vào giai đoạn trung ấm mới thành tựu). Vì vậy
hạ căn phải cần đến sự tụng kinh siêu độ và những việc công đức của con cháu - vì
họ mà thực hiện. Cho nên, nếu thân thuộc người quá cố biết làm việc công đức, sự
siêu thăng ắt có, nhưng phải lấy việc tụng kinh niệm Phật làm điều cốt yếu.
Người xưa quan niệm rằng: vong nhân sau khi chết phải trải qua nhiều cảnh
tượng hãi hùng, cho nên nếu có người niệm Phật, nghe kinh và tự tạo nên hiệu lực
122