Page 125 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 125

25.  TẬP TỤC CÚNG Glỗ - TẾ LỄ

          Theo  tập  quán  lâu  đời,  dân  ta  lấy  ngày  giỗ  (ngày  mất)  làm  trọng,  cho  nên
     ngày  đó,  ngoài  việc  thăm  phần  mộ,  tùy  gia  cảnh  và  tùy vị  trí  người  đã  khuất  mà
     cúng giỗ. Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình hay dòng họ, họp mặt

     để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
          Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là
     trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian
     sum  họp,  kể chuyện tâm tình, chuyện  làm ăn. Với ý nghĩa "Uống  nước nhớ  nguồn"
     việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

           Ngày cúng giỗ

          Lễ cúng giỗ vào đúng  ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có  người cho
     rằng  phải  cúng vào  ngày đang  còn  sống  (tức  là trước  ngày mất),  có  người  lại  cho
     rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người
     già  thì  cúng  trước  một  ngày.  Vậy có  câu  hỏi;  "Người  trung  niên  chết thì  cúng  vào
     ngày nào"?

         Ngày giỗ theo âm Hán là húy Nhật hay kỵ Nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của
     tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

           Nguyên ngày trước,  "Lễ giỗ" gọi  là "Lễ chính kỵ": chiều  hôm trước lễ chính  kỵ
     có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên
     mời  gia tiên  nếm  trước.  Ngày xưa,  những  nhà  phú  hữu  mời thông  gia,  bà  con  làng
     xóm đến mời ăn giỗ cả  hai lễ tiên thường và chính kỵ.  Dần dần vì khách đông phải
     chia  ra  hai  lượt;  lại  có  những  nhà  hàng  xóm  mời  cả  hai  vợ  chồng  nên  luân  phiên
     nhau,  người  đi  lễ  tiên  thường,  người  đi  lễ  chính  kỵ,  ở  nông  thôn  tùy  theo  thời  vụ,
     muốn  "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ",  buổi chiều đi làm đồng về, sang  hàng
     xóm  ăn  giỗ  tiện  hơn  nên  có  nơi  lễ  tiên  thường  đông  hơn  là  lễ  chính  kỵ.  Dần  dần
     hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản
     lược đi, chỉ mời khách  một lần nhưng hương hoa, trầu  rượu vẫn cúng cả  hai lễ.  Một
     vài  nhà  làm,  những  người  khác  thấy  thuận  tiện  bắt  chước,  dần  dần  trở  thành  tục
     của  địa  phương.  Việc  cúng  ngày  sống  (tức  lễ  tiên  thường  vào  chiều  hôm  trước,
     nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm  nấu  nướng và
     ra  khấn  ỏ  mộ  yết cáo với  thổ  thần,  long  mạch  xin  phép  cho  gia tiên  về  nhà  dự  lễ
     giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường  hay lễ
     chính  kỵ,  lễ  nào là  lễ quan trọng  hơn, chẳng qua đó  là cách biện hộ cho phong tục
     từng nơi.

           Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày
     chết (lễ tiên thường) phải cúng chiểu, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ)  phải cúng

                                                                                            127
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130