Page 126 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 126
buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ "Ngũ đại ,mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ
của cao tổ đi mà nhấc lần tăng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế
vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tăng, tổ, phụ (4 đời trên thân mình) và tử, tôn,
tăng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tăng, tổ,
phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là
tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào
ngày giỗ của thủy tổ.
Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ
hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trỏ
thành phạp tự (không có con trai nối dõi). Những người đó có cúng giỗ. Người lo
việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự.
Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất.
Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tùy theo tục
lệ địa phưdng) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những
người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa
nào cũng xới thêm một bát cdm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người
thân còn sống trong gia đình. Điều này khồng có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm
linh, niềm tưởng vọng đối với người thân nhân đã khuất.
128