Page 131 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 131

Cũng  vào  dịp  đẩu  xuân,  người  có  chức tước  khai  ẩn,  học trò  sĩ phu  khai  bút,
    nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mỏ hàng lấy ngày: Sĩ,
    Nông, Công, thương “Tứ dân bách  nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng  muốn
    năm  mới vận  hội  hành thôn  làm  ăn  suôn  sẻ,  đầu xuân chọn  ngày tốt đẹp,  bắt tay
    lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc,  rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà.
    Sau  ngày  mùng  một,  dù  có  mãi  vui Tết,  hoặc còn  kế  hoạch  du  xuân,  đón  khách,
    cũng  chọn  ngày  “Khai  nghề”,  “Làm  lấy  ngày”.  Nếu  như  mùng  một  là  ngày tốt thì
    chiều mùng một đã bắt đầu.  Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo
    bắt đầu  không  kể  mùng  một  là  ngày tốt  hay xấu.  Người thợ thủ  công  nếu  chưa ai
    thuê  mướn  đầu  năm  thì cũng tự  làm  cho gia đình  mình  một sản  phẩm,  dụng vụ  gì
    đó.  Người  buôn  bán,  vì  ai  cũng  chọn  ngày tốt  nên  phiên  chợ  đầu  xuân  vẫn  đông,
    mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

         - Cờ bạc:

         Ngày xưa các gia đình có  nề  nếp quanh  năm cấm đoán con cháu  không được
    cờ bạc rượu chè. Nhưng trong dịp Tết, đặc biệt là tối 28, 29; gia đình quây quần bên
    nồi  bánh  chưng  thì  ông  bố cho  phép  vui  chơi,  có  cả  trẻ  con  người  lớn  những  nhà
    hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng,
    kiệu,  chắn,  tổ tôm...  ai  thích  trò  nào chơi  trò  ấy.  Lễ  khai  hạ,  tiễn  đưa  gia tiên,  coi
    như hết Tết thì  xé  bộ  tam  cúc,  thu  bàn  cờ  tướng,  cất  bộ  tổ tôm  hoặc đốt  luôn  khi
    hóa vàng.
         Tục trong ngày Tết kiêng quét nhà đầu năm

         Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là thời khắc giao thừa mà là
    một  khoảng  thời  gian  dài  từ 23 tháng  chạp  ngày ông Táo chầu  trời  cho đến  ngày
    ngày 8 tháng giêng ngày Cốc nhật được hiểu  là  ngày sinh  ra ngũ cốc. Và tục quét
    dọn  nhà  trước Tết và  kiêng  quét dọn trong  3  ngày Tết là  một trong  những tập tục
    chính.

         - Quét dọn nhà cửa trước Tết là tục lệ cổ nhất:

        Từ thời cổ đại Tết chỉ được coi  là  mỏ đầu  một chu  kỳ và gọi  là “tái”. Theo các
    tài liệu cổ thì “tái” cũng chỉ là một lễ như nhiều lễ khác. Điểm khác biệt là các lễ vật
    của “tái”  phải  được  chuẩn  bị  trước và  các  lễ  vật đểu  là  những  sản  phẩm  săn  bắt
    được. Các tục lệ của “tái” chỉ đơn giản là phải quét dọn sạch sẽ nơi để tế. Vi vậy có
    thể nói phong tục quét dọn sạch sẽ trước khi tế lễ là tục có nguồn gốc cổ nhất.

        Trong các chữ giáp cốt còn tìm thấy chữ “trửu” nghĩa là chổi, điều này chứng tỏ
    trong các lễ cổ đã có chổi để quét dọn. Các tục khác đều xuất hiện ỏ các đời sau.

         Trước đây sau ngày vọng của tháng chạp thì 15 ngày về sau liên tục, ngày nào
    cũng được coi là đẹp, nên đều có thể quét dọn. Sau này khi các tục lệ khác đã phát
    triển thì ngày quét dọn, đặc biệt là dọn bàn thờ thường được tiến hành vào ngày 23

                                                                                           133
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136