Page 136 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 136

tâm hổn thì hiệu quả trừ bỏ những cái xấu của năm cũ có làm cũng như không.

             Đặc  biệt  là  những  người  trong  năm  ấy gặp  nhiều  sự cố  phát sinh  khiến  công
        việc  và  cuộc  sống  không  như ý  muốn,  tự  cho  rằng  mình  gặp  đen  đủi,  muốn  tìm
        cách để thay đổi tương  lai,  hi vọng  năm  mới tốt đẹp  hơn sẽ  nhân cơ hội  này phản
        tĩnh cũng như tổng kết sai lẩm trong cả năm,  rút ra kinh nghiệm để năm  mới thuận
        lợi hơn.




        5.  TỤC LỆ CÚNG TẤT NIÊN


             Sau một năm  làm ăn vất vả,  ngày cuối cùng của năm âm  lịch  là  ngày để tổng
        kết và  nhìn  lại  những  thăng  trầm  của  những  ngày  đã  qua.  Ngày  này  được  gọi  là
        ngày tất niên. Trong ngày tất niên, mọi người trong gia đình sẽ sửa soạn, quét dọn,
        trang trí lại nhà cửa, đón năm mới. Cùng với đó, mỗi gia đình người Việt sẽ chuẩn bị
        một mâm cơm cúng tất niên.

             Có  thể  là  ngày 30 tháng  Chạp  (nếu  là  năm  đủ)  hoặc 29  tháng  Chạp  (nếu  là
        năm thiếu) được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để
        ăn cơm  buổi tất niên.  Buổi tối  ngày này,  người ta làm  cỗ cúng tất niên.  Giữa ngày
        30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mùng  1  tháng giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước
        đến  1  giờ  hôm  sau), trong đó, thời điểm  bắt đầu giờ Chính Tý  (0 giờ 0 phút 0 giây
        ngày mùng  1  tháng  giêng)  là thời  khắc quan trọng  nhất của dịp Tết,  đánh  dấu  sự
        chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này,
        người  ta thường  làm  hai  mâm  cỗ.  Một  mâm  cúng  gia tiên  tại  bàn  thờ  ỏ  trong  nhà
        mình  và  một  mâm  cúng  thiên  địa ở  khoảng  sân  trước  nhà.  Một số cộng  đồng  lấy
        con hổ là vật thờ thì gọi là cúng ông 30. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ
        dành để cúng chúng sinh, củng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

             Ngày tất niên, mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán gần như đã
        hoàn  tất  nhưng  thường  thì  ai  cũng  tất  bật  với  rất  nhiều  công  việc  nhỏ,  cố  gắng
        chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn, chu đáo. Tuy vậy, những người chủ chốt trong
        gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.

             Từ sáng sớm,  người  phụ  nữ trong gia đình  lo làm cơm cúng.  Mâm cơm thường
        phải đầy đủ các vị, các hàng đại diện mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong
        đời sống hằng ngày của nhân dân ta. Người đàn ông trụ cột trong gia đình sửa soạn
        nơi thờ tự, thăm mộ rồi trở vể làm lễ cúng tất niên.
             Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn  ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất
        cả  mọi  thành  viên  trong  gia  đình  đểu  phải  có  mặt  đông  đủ,  người  ta  nói  nhiều
        chuyện  vui  vẻ  đã  qua,  động  viên  nhau  cố  gắng,  tạo  nên  một  không  khí gia  đình
        đầm ấm trong những ngày se se lạnh.



        138
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141