Page 140 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 140
- sắm lễ:
Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ
thẩn linh và mâm lê mặn. Với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng... tất cả
được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với
lòng thành kính.
Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu,
rồi khấn vái trước án.
Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy
viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
8. CÁC TỤC LỆ TRONG ĐÊM GIAO THỪA
Lẽ trời đất có thủy khỏi phải có tận cùng, một năm đã bắt đẩu ắt phải có hết,
bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt từ điển của
Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên
hằng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điểu xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp
qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Xưa kia người ta cúng giao thừa ỏ đình, ông Tiên chỉ hoặc Thủ từ đứng làm chủ
lễ nhưng người ta cũng cúng giao thừa ỏ thôn xóm. Lễ giao thừa ở thôn xóm được
tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ
chức ngay ở điểm canh đẩu xóm, ổ đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưỏng
hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên
hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên
đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả,
rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển. Lễ quý
hổ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có
vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được
rượu, vì vồ tửu bất thành lễ.
Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng
kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ
độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết.
Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành hoàng hoặc vị phúc thần tại
vị.
142